Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

California (NV) – “Cha tôi làm việc cho CIA.” Đó là tiết lộ mới nhất của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai cố nhà báo Đạm Phong, từng bị sát hại trước cửa nhà ở Houston, Texas, năm 1982, cho biết trong cuộc họp báo do Diễn Đàn Nhịp Cầu Dân Chủ tổ chức tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, Westminster, sáng Thứ Sáu, 17 Tháng Ba.

Ông kể tiếp: “Tôi nhớ, lần đầu tiên khi nhà báo AC Thompson, người làm cuốn phim ‘Terror in Little Saigon’ hỏi có biết cha tôi là CIA không, tôi không trả lời. Cho tới khi Thompson nói Bộ Quốc Phòng biết việc này, lúc đó tôi mới thừa nhận. Đây là lần đầu tiên tôi xác nhận cha tôi làm việc cho CIA.”

“Trong nhà tôi, có lẽ chỉ có người anh cả và tôi biết chuyện này. Tôi nhớ cha tôi kể, có lần ông nói với cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu là đừng nói lý lịch của cha tôi cho ai biết. Sau này, tôi có liên lạc với CIA, họ xác nhận, và chia buồn cùng gia đình tôi,” ông Tú kể tiếp.

Hồi thập niên 1980 và thập niên 1990, có ít nhất năm nhà báo gốc Việt bị sát hại một cách bí ẩn ở Hoa Kỳ. Đó là Dương Trọng Lâm (báo Cái Đình Làng, San Francisco), Đạm Phong (sáng lập báo Tự Do, Houston), Đỗ Trọng Nhân (nhân viên báo Văn Nghệ Tiền Phong, Virginia), Lê Triết (bỉnh bút báo Văn Nghệ Tiền Phong), và Phạm Văn Tập, tức Hoài Điệp Tử (chủ biên tạp chí Mai, Orange County).

Mặc dù FBI đã điều tra, nhưng cho tới nay, họ không tìm được manh mối về thủ phạm, và hồ sơ đã đóng.

Về việc này, ông Tú giải thích: “CIA cho tôi biết, họ biết người giết cha tôi đến lúc nào, đi xe màu gì… và chuyển hồ sơ qua cho FBI điều tra, nhưng FBI không làm tới. Ngoài ra, FBI lúc đó không có người biết tiếng Việt, và có lẽ họ chưa hiểu cộng đồng Việt Nam, nên họ không điều tra tiếp.”

“Sau này, FBI có yêu cầu tôi ký hồ sơ để họ mới có quyền lật lại sự việc trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Tư Pháp, nhưng tôi không chịu vì tôi không còn tin họ nữa. Và từ khi phim ‘Terror in Little Saigon’ được chiếu, tôi tự đi tìm công lý cho cha tôi. Bây giờ, tôi đã có nhiều bằng chứng rồi, nên hôm nay tôi mới họp báo để cho cộng đồng biết,” ông Tú nói tiếp.



Ông Tú cũng cho biết, hiện ông đang làm việc với Bộ Tư Pháp, cơ quan chống tội phạm của Sở Thuế IRS, và một số cơ quan khác để tiếp tục truy tìm thủ phạm.

Ông cũng nhờ ba thượng nghị sĩ và hai dân biểu ở Quốc Hội giúp đỡ.

Có mặt tại buổi họp báo, cựu Thiếu Tá Đặng Văn Âu cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm của Nguyễn Thanh Tú, phải nói là một người con có hiếu.”

“Chúng ta đang sống trong đất nước tự do, không nên im lặng. Tại sao người Việt Nam chống cộng lại có thể im lặng trước cái chết của nhà báo Đạm Phong. Im lặng là đồng lõa!”

Tại buổi họp báo, ông Tú cũng đề cập tới một số cá nhân, tổ chức, và cơ quan truyền thông, mà ông cho rằng, đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho kẻ giết người, mà nạn nhân chính là cha ông, và trả lời một số câu hỏi của giới truyền thông có mặt tại chỗ.

Ông khẳng định: “Tôi đã bắt đầu thấy ánh mặt trời, và tôi họp báo hôm nay là vì có nhiều thắc mắc trong cộng đồng. Ngoài ra, khi sự việc xảy ra, nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ không làm tin và phóng sự điều tra đầy đủ về cái chết của cha tôi. Tôi nghĩ, chuyện tìm ra thủ phạm sắp sửa kết thúc.”

Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
WESTMINSTER, California (NV) – Sau bài báo “Nữ giáo sư gốc Việt dạy tiếng Anh miễn phí cho người Việt trên YouTube” đăng trên Nhật báo Người Việt và Người Việt Online, Giáo Sư Teresa Nguyễn, người được nhắc đến trong bài báo trên, cùng Giáo Sư Eric Roth, đồng tác giả cuốn sách “Compelling Conversations -Vietnam,” đã đến tòa soạn Người Việt để giới thiệu về cuốn sách dạy đàm thoại tiếng Anh cho người Việt hiện đang được nhiều độc giả quan tâm.

“Chúng tôi cùng nhau soạn cuốn sách này, dành riêng cho người Việt học nói tiếng Anh. Nên nhớ cuốn sách này dành cho người có trình độ từ trung đến cao cấp, không phải cho người mới học, và hoàn toàn lấy cách đặt câu hỏi làm căn bản, để tiếp tục khai triển câu chuyện trong khi đối thoại,” tác giả Teresa Nguyễn, giáo sư Anh văn đại học Cal State Fullerton (CSUF), mở đầu câu chuyện.

“Chúng tôi bắt đầu công việc soạn cuốn sách này từ Tháng Tư năm ngoái, mất khoảng chín tháng mới hoàn tất,” cô nói và đưa mắt nhìn người bạn đồng tác giả, ngồi bên cạnh.

Ông Eric Roth, giáo sư Anh văn dạy Đại Học USC, đồng tình và giải thích thêm: “Từ cuốn sách đầu tay ‘Compelling Conversations’ của tôi, chúng tôi lấy ra 15 chương dạy đàm thoại cho người ngoại quốc, viết thành 14 chương với sự cộng tác của Giáo Sư Teresa về văn hóa và đời sống của người Việt.”

“Dĩ nhiên là cô ấy hiểu văn hóa và lối sống của người Việt nhiều hơn tôi. Ngược lại, tôi hiểu làm sao để câu nói bằng tiếng Anh của người học được rõ ràng và tự nhiên như người Mỹ. Giáo Sư Teresa còn đưa ra những phương pháp mới và độc đáo cho người học,” ông nói.

Giáo Sư Teresa giải thích thêm: “Nói giỏi tiếng Anh có nhiều lợi điểm, dù chỉ để tìm bạn, tham gia các câu chuyện về một cuốn phim, một nhà hàng, kỷ niệm về một người bạn Mỹ, hay để tìm việc làm tốt hơn. Đây là cuốn sách hướng dẫn bạn tập đặt câu hỏi để mở đầu câu chuyện.”

Trong phần giới thiệu, tác giả nói với các học viên tương lai rằng: “Sau khi học xong, bạn sẽ tự tin khi nói và diễn tả những kinh nghiệm riêng, và biết đâu bạn còn nói tiếng Anh cả trong giấc mơ của mình.”

Cuốn sách dày 230 trang, bìa mỏng, gồm 14 chương, bao quanh các chủ đề và bối cảnh, như chào hỏi, ở trường, ở nhà, liên hệ trong gia đình, ăn uống, thói quen, tự chủ, sống khỏe, ý nghĩa về tình bạn, các tình huống xoay sở, khám phá những gì ở thành phố, xem phim, và diễn tả ý kiến. Nội dung được đặt căn bản là làm cách nào để đặt câu hỏi, không căn cứ theo ngữ pháp, không thành ngữ, không tiếng lóng. Học tiếng Anh đồng thời học cả về hai nền văn hóa Mỹ và Việt.

Phần sau của quyển sách là các câu trả lời cho phần bài tập, kèm theo phần tham khảo phụ đính hữu ích, như phương pháp đạt dấu nhấn trong tiếng Anh, sổ ghi các bài tập đọc thêm, so sánh cách nói của người Mỹ bằng cách xem YouTube, các mẫu cho học viên trình bày, phần phê bình của giáo sư, hỏi đáp và tự kiểm tra, tập phỏng vấn, danh sách ngữ vựng hữu ích cho việc học, các tiếp đầu ngữ và vĩ ngữ thông dụng, các trang web và ứng dụng để tham khảo.

Về nội dung, bài học tiêu biểu bắt đầu bằng một hoạt động với sự chỉ dẫn. Thí dụ như cầm bài học, đi xung quanh phòng, đặt câu hỏi, ghi câu trả lời. Kế đến là phần khuyến khích và chia sẻ với bạn học.

Có cả phần các từ ngữ được phiên âm theo tiếng Việt, như chữ “agree” sẽ được phiên âm là “ờ.gri.”

Phần độc đáo chỉ thấy ở cuốn cách này được đặt tên “Q” (ghi những địa chỉ trang web để tham khảo nội dung liên quan) và “Kahoot” (ghi những địa chỉ trang web liên quan đến các hoạt động trong lớp) do Giáo Sư Teresa thực hiện.

Học viên sẽ phát triển ngữ vựng tương đương trong văn hóa Việt. Kế đến là tập đặt câu với các ngữ vựng mới, hay diễn giải về các thành ngữ tương đương của hai nền văn hóa và học viên tập bàn thảo.

Thí dụ như câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau,” hay “Làm người có miệng có môi, sao cô căm cắm như nồi không vung.”

Phần thú vị nữa của quyển sách là “Góc Văn Hóa.” Nơi đây học viên có dịp học những gì người Mỹ làm, hay thực tập theo nhóm, học cách bắt tay, sự khác biệt khi chào hỏi đối với người tuổi tác khác nhau trong hai nền văn hóa.

Mỗi bài đều khuyến khích học viên thực tập bên ngoài hay tìm các video liên quan đến đề tài để xem. Ngoài ra bài nào cũng có phần dạy phát âm, gọi là “Góc phát âm.”

Giáo Sư Teresa X. Nguyễn, tốt nghiệp cao học đại học CSU Long Beach về ngôn ngữ học (2009), và tốt nghiệp UCI bằng cử nhân văn học Anh và giáo dục (2007). Cô dạy Anh ngữ mười năm và hiện là giảng viên chính tại đại học CSUF trong chương trình Ngôn Ngữ Hoa Kỳ (ALP). Ngoài việc viết sách cùng với Giáo Sư Eric Roth, cô còn hướng dẫn các bài học tiếng Anh, trung bình chỉ dàì ba phút, nhắm vào các lỗi phát âm khi người Việt đối thoại bằng tiếng Anh.

Giáo Sư Eric Roth, hiện ở Venice Beach, California, ngoài việc dạy Anh văn ở Đại Học USC, ông còn viết sách và làm cố vấn cho nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ và cả Việt Nam (2009), như trường IPU International School ở Sài Gòn. Sau chuyến đi thăm Việt Nam của vợ chồng ông vào năm 2000, về lại California, ông nảy sinh ý nghĩ viết sách dạy Anh văn.

Cách mua sách “Compelling Conversations -Vietnam” trong nội địa Hoa Kỳ

Để trả lời chung về cách đặt mua sách, xin độc giả email tên người mua và địa chỉ nhận sách trong nội địa Hoa Kỳ để được hưởng giá đặc biệt. Sách bao gồm cước phí mỗi cuốn là $15.00, nếu nói đọc trên nhật báo Người Việt, và mua sách trong năm 2017.

Độc giả ở Mỹ có thể liên lạc với tác giả để trả tiền qua Paypal, nếu trả bằng chi phiếu, xin đề ERIC ROTH và gởi về địa chỉ: 3766 Redwood Ave., Los Angeles, CA 90066.

Email mua sách: Eric@compellingconversations.com.

Website: www.CompellingConversations.com.

Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com
WESTMINSTER, California (NV) – Vài tháng nay, người dân khu Little Saigon khi đi trên đường Moran ngay bên cạnh thương xá Phước Lộc Thọ chú ý đến một nhà hàng mới mở có cái tên Lầu Xanh Grill, một số người cho rằng tên quán ‘không hay, không đàng hoàng.’
Bà Nguyễn Thị Xuân, cư dân Fountain Valley, cho biết: “Quán Lầu Xanh chủ yếu bán đồ uống cho đàn ông vào uống, ở trong đó có gái nhiều. Cứ đi qua đi lại quán này rồi ngó vào, thấy có bàn có ghế nhiều, rồi có gái nhiều tức là lầu xanh. Bởi vì tôi từng đi tứ xứ nhiều, trước đó ở Singapore, Thái Lan nên tôi biết rành mấy quán lầu xanh này lắm.”

Khi phóng viên Người Việt hỏi: “Nhưng quán Lầu Xanh Grill ở đây chỉ là quán ăn gia đình, chỉ là tên quán gây tò mò thôi, bà nghĩ thế nào?” thì bà nói: “Cái đó thì tôi không biết, bởi vì tôi đi nhiều nước thì biết lầu xanh là có gái ở trong đó, rồi đàn ông đến mua vui. Lầu xanh chỉ là nơi ăn chơi thôi!”

Bà Phú Huỳnh, cư dân Westminster, cho hay: “Tôi có biết quán này, chỉ là quán nhậu thôi, không có gái gú gì hết. Nhưng nói thiệt, nghe tên cũng không hay lắm. Ít nhiều thì cái tên một là làm người ta tò mò, hai là làm người ta dị nghị.”

Ông Nguyễn Văn Thiên, cư dân Huntington Beach, nói: “Tôi nghĩ chủ tiệm chỉ đặt tên cho quán ăn và chọn tên nào họ cho là thích hợp. Nếu nghĩ sâu xa hơn thì chỉ là bắt bẻ thôi. Tôi và bạn bè tới đây mấy lần mà không ai quan tâm tới cái tên, đến chỉ vì ăn quen ở đây, trước đó là quán Nghêu Sò Ốc Hến mà.”

Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, bà Vanessa Nguyễn, chủ nhân nhà hàng Lầu Xanh Grill, nói: “Chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến bài bác tên quán kể từ khi quán khai trương từ ngày 3 Tháng Giêng vừa qua. Bởi vì nhiều người nghĩ đây là chỗ ăn chơi như của người Trung Quốc ngày xưa, là nơi chỉ dành cho những người buôn phấn bán hương. Thực tế, khi đặt tên quán chúng tôi cũng suy nghĩ rất nhiều, và muốn đánh vào tâm lý của mọi người, hãy bỏ ý nghĩ không tốt về từ ‘Lầu Xanh.’ Đừng dựa vào một từ của thời xưa rồi gán ghép cho rằng nó xấu. Tất cả đều do suy nghĩ, chứ bản thân từ đó không có tội.”

“Như người Mỹ, khi họ làm gì cũng phải gây sự chú ý, phải thật đáng nhớ cho người khác. Vì vậy mà nhiều nhà hàng của người Mỹ có những cái tên kỳ lạ, dị hợm, nhưng họ kinh doanh đàng hoàng, mục đích chỉ để dễ vào trí nhớ của mọi người. Họ đánh vào tâm lý tò mò của khách hàng là vậy. Chúng tôi cũng vậy, muốn bác bỏ suy nghĩ xưa cũ về Lầu Xanh. Lầu Xanh là một tên đáng chú ý, nó không hề bậy bạ như suy nghĩ của nhiều người bấy lâu nay. Với tôi, nếu người nào hiểu đơn giản thì nó là đơn giản, còn nếu nghĩ tăm tối thì nó sẽ tăm tối,” bà khẳng định.

Bà cho biết thêm: “Chúng tôi lấy tên nhà hàng là Lầu Xanh Grill, trước hết là vì mái ngói màu xanh, thứ hai là vì chuyên bán các món nướng, là một nơi sành điệu ăn uống. Đơn giản chỉ như vậy thôi. Chúng tôi muốn mọi người đến quán ăn uống lành mạnh, để họ bỏ ý nghĩ không tốt về từ Lầu Xanh. Ở đây chúng tôi buôn bán theo kiểu quán nhậu, nhưng không phải nhậu kiểu ăn chơi, say xỉn, mà nhậu theo kiểu gia đình. Trong quán không được hút thuốc, người muốn hút thuốc thì phải ra ngoài, vì quán không chỉ phục vụ khách hàng nam, mà còn phục vụ khách hàng là nữ, người lớn tuổi và các em nhỏ. Nhân viên của quán đều mặc đồng phục khi làm việc.”

“Có nhiều người tò mò còn hỏi chúng tôi rằng tối có tắt đèn không? Chúng tôi là quán ăn gia đình, mọi nhà đều dẫn con cái vào đây được, ngay cả các vị ăn chay trường cũng thưởng thức những món chay nơi quán chúng tôi. Vì vậy tôi khẳng định, cái tên nó không có lỗi, lỗi là ở suy nghĩ của những người cố tình gán ghép. Với tên quán đáng nhớ, gây tò mò này, chúng tôi muốn đón tiếp không chỉ người dân quanh vùng Orange County, mà cả những đồng hương từ các nơi xa khác khi nghe đều muốn đến để thưởng thức món ăn. Ngoài các món nhậu, món ăn chơi, món ăn gia đình, chúng tôi muốn mọi người vào ăn với không khí thoải mái, vào để thưởng thức món ăn. Chỉ đơn giản vậy thôi,” bà nói.

Trong khi đó trên trang Facebook của báo Người Việt, trả lời câu hỏi về cái tên nhà hàng có chữ ‘Lầu Xanh’ có thấy ‘khó coi’ không, một số độc giả nhận xét: Tadeo Truong: ‘Tên gì không ‘care’, món ăn ngon là được.’ Hong Le: ‘Lầu Xanh nghe cũng vui vui, không vấn đề gì, ngon là được.’ Còn Valerie Tran nhận xét: ‘Mở tiệm có cái tên ấn tượng (đừng quá thô tục), nấu ngon, phục vụ tốt là ok!’

Liên lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com
ORANGE COUNTY, California (NV) – Kết quả trưng cầu ý kiến của Viện Chính Sách Công California (California Public Policy Institute of California) hôm Thứ Tư cho biết phần lớn cư dân Nam California phản đối chính sách nhập cư chính của Tổng Thống Donald Trump, bao gồm lệnh cấm du lịch, kế hoạch xây dựng bức tường biên giới, và kêu gọi tăng cường trục xuất, theo nhật báo The Orange County Register.



Sự phản đối đó, khác biệt về cường độ trong khu vực, kéo dài từ các quận hạt Los Angeles, Orange và San Diego và Inland Empire – một khu vực với số di dân không có giấy tờ lớn nhất của tiểu bang.

“Ngày nay, phần lớn cư dân California nói rằng những người nhập cư không có giấy tờ sống ở Mỹ nên được ở lại và những người này trước sau sẽ nộp đơn xin nhập tịch,” tác giả trưng cầu ý kiến ghi lại.

Kết quả phỏng vấn trong số 1,706 người ở California cho thấy:

• Có hơn 70% cư dân Los Angeles County và Inland Empire, và 60% người ở Orange County và San Diego County nói rằng người nhập cư không có giấy tờ đang sống ở Hoa Kỳ nên được ở lại và cuối cùng nộp đơn xin nhập tịch. Trên toàn tiểu bang, con số này là 68%.

Khoảng 12% ở khu vực Los Angeles và Inland Empire và 15% ở Orange County và San Diego County cho rằng người nhập cư không có giấy tờ nên được phép ở lại nhưng không được phép nhập tịch.

• Gần ba trong số bốn người ở Los Angeles County, Orange County và San Diego County chống lại việc xây bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, trong khi số người chống giảm còn 63 % ở Inland Empire.

• Gần 63% người ở Los Angeles County và 57% ở Orange County và San Diego County không tán thành sắc lệnh di trú mới của Tổng Thống Trump, tạm thời cấm người từ Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen, nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày. (Sắc lệnh này bị hai chánh án liên bang chặn lại).

Dù yếu tố đảng phái có ảnh hưởng đến câu trả lời, đa số người theo đảng Cộng Hòa (56%) đồng ý rằng những người nhập cư không có giấy phép nên được phép ở lại Hoa Kỳ, so với 92% của người theo đảng Dân chủ.

Riêng các câu hỏi liên quan đến xây tường biên giới, 92% thuộc đảng Dân Chủ phản đối, 68 % thuộc đảng Cộng Hòa ủng hộ.

Đối với sắc lệnh di trú, 81 % thuộc đảng Dân chủ phản đối, 85 % thuộc đảng Cộng Hòa ủng hộ.

Đa số các dân cử California tuyên bố sẽ tranh đấu chống chính sách nhập cư của tổng thống, nhắm vào việc trục xuất các di dân lậu phạm pháp, hoặc hưởng trợ cấp xã hội, hay bị coi là nguy cơ đối với sự an toàn công cộng hoặc an ninh quốc gia.

California là nơi có hơn 2,600,000 người nhập cư không có giấy tờ vào năm 2013, gồm 814,000 tại Los Angeles County, 247,000 ở Orange County, 170,000 ở San Diego County, 124.000 ở Riverside County và 118,000 ở San Bernardino County, cũng theo kết quả trưng cầu ý kiến công bố trong Tháng Ba.

Tại Orange County, trong cuộc bầu cử tổng thống hồi Tháng Mười Một, 2016, ứng cử viên Hillary Clinton (Dân Chủ) được 50% số phiếu, trong khi ứng cử viên Donald Trump (Cộng Hòa) được 45%. Đây là lần đầu tiên cử tri Orange County bỏ phiếu cho một ứng cử viên tổng thống Dân Chủ kể từ thập niên 1930. (L.N.)
ORANGE COUNTY, California (NV) – Kết quả trưng cầu ý kiến của Viện Chính Sách Công California (California Public Policy Institute of California) hôm Thứ Tư cho biết phần lớn cư dân Nam California phản đối chính sách nhập cư chính của Tổng Thống Donald Trump, bao gồm lệnh cấm du lịch, kế hoạch xây dựng bức tường biên giới, và kêu gọi tăng cường trục xuất, theo nhật báo The Orange County Register.
Sự phản đối đó, khác biệt về cường độ trong khu vực, kéo dài từ các quận hạt Los Angeles, Orange và San Diego và Inland Empire – một khu vực với số di dân không có giấy tờ lớn nhất của tiểu bang.
“Ngày nay, phần lớn cư dân California nói rằng những người nhập cư không có giấy tờ sống ở Mỹ nên được ở lại và những người này trước sau sẽ nộp đơn xin nhập tịch,” tác giả trưng cầu ý kiến ghi lại.
Kết quả phỏng vấn trong số 1,706 người ở California cho thấy:
• Có hơn 70% cư dân Los Angeles County và Inland Empire, và 60% người ở Orange County và San Diego County nói rằng người nhập cư không có giấy tờ đang sống ở Hoa Kỳ nên được ở lại và cuối cùng nộp đơn xin nhập tịch. Trên toàn tiểu bang, con số này là 68%.
Khoảng 12% ở khu vực Los Angeles và Inland Empire và 15% ở Orange County và San Diego County cho rằng người nhập cư không có giấy tờ nên được phép ở lại nhưng không được phép nhập tịch.
• Gần ba trong số bốn người ở Los Angeles County, Orange County và San Diego County chống lại việc xây bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, trong khi số người chống giảm còn 63 % ở Inland Empire.
• Gần 63% người ở Los Angeles County và 57% ở Orange County và San Diego County không tán thành sắc lệnh di trú mới của Tổng Thống Trump, tạm thời cấm người từ Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen,  nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày. (Sắc lệnh này bị hai chánh án liên bang chặn lại).
Dù yếu tố đảng phái có ảnh hưởng đến câu trả lời, đa số người theo đảng Cộng Hòa (56%) đồng ý rằng những người nhập cư không có giấy phép nên được phép ở lại Hoa Kỳ, so với 92% của người theo đảng Dân chủ.
Riêng các câu hỏi liên quan đến xây tường biên giới, 92% thuộc đảng Dân Chủ phản đối, 68 % thuộc đảng Cộng Hòa ủng hộ.
Đối với sắc lệnh di trú, 81 % thuộc đảng Dân chủ phản đối, 85 % thuộc đảng Cộng Hòa ủng hộ.
Đa số các dân cử California tuyên bố sẽ tranh đấu chống chính sách nhập cư của tổng thống, nhắm vào việc trục xuất các di dân lậu phạm pháp, hoặc hưởng trợ cấp xã hội, hay bị coi là nguy cơ đối với sự an toàn công cộng hoặc an ninh quốc gia.
California là nơi có hơn 2,600,000 người nhập cư không có giấy tờ vào năm 2013, gồm 814,000 tại Los Angeles County, 247,000 ở Orange County, 170,000 ở San Diego County, 124.000 ở Riverside County và 118,000 ở San Bernardino County, cũng theo kết quả trưng cầu ý kiến công bố trong Tháng Ba.
Tại Orange County, trong cuộc bầu cử tổng thống hồi Tháng Mười Một, 2016, ứng cử viên Hillary Clinton (Dân Chủ) được 50% số phiếu, trong khi ứng cử viên Donald Trump (Cộng Hòa) được 45%. Đây là lần đầu tiên cử tri Orange County bỏ phiếu cho một ứng cử viên tổng thống Dân Chủ kể từ thập niên 1930. (L.N.)
KHOA VŨ
WESTMINSTER (NV) – Cách đây hơn một tuần, khi công ty cung cấp công nghệ giáo dục Ayotree phát hành miễn phí trò chơi ‘Moses Người Chiến Sĩ Tự Do’ (Moses the Freedom Fighter) trên Android và iOS, đồng thời công bố sẽ lấy toàn bộ tiền quảng cáo thu được trên trò chơi này tặng cho người tỵ nạn Syria, báo chí đã nhắc nhiều đến cái tên Khoa Vũ, một trong hai sáng lập viên của Ayotree.

Tiền thu được từ trò chơi “Moses Người Chiến Sĩ Tự Do” do công ty Ayotree thực hiện, vốn do hai anh em Khoa và Chính Vũ sáng lập, sẽ được gửi tới tổ chức Oxfarm America’s Syria and refugee fund ở Massachusetts.

Ayotree nay sẽ tặng tất cả số tiền quảng cáo có được cũng như tiền hiến tặng qua app này tới Oxfarm America. Tới nay, số tiền Oxfarm America nhận được là hơn $1,100, theo cơ quan này.

Một bản thông cáo của Oxfarm America cho hay họ vui mừng khi được Ayotree chọn để tài trợ. Hai anh em Vũ dự trù sẽ gửi được $100,000 về cho Oxfarm America tới Ngày Tị Nạn Thế Giới (World Refugee Day), vốn là ngày 20 Tháng Sáu tới đây.

Năm nay 34 tuổi, Khoa là thế hệ thứ hai của người Việt tị nạn, và là “con dân” của Little Saigon, vì anh sinh ra và lớn lên ở quận Cam.

Buổi chiều hôm ấy, khi cùng mẹ là bà Trần Thị Kính đến thăm báo Người Việt, Khoa tâm sự rằng anh mang tâm trạng người trở về chốn xuất thân.

Khoa cho biết mình học trung học đệ nhất cấp ở McGavin Intermediate School, vào La Quinta High School khi lên trung học, và khoe “biết hết những tiệm phở quanh đây…” như những “người Bolsa thứ thiệt”.

Lớn lên nữa, Khoa vào đại học UC Berkeley, chọn ngành làm phim, rồi sau khi ra trường, theo Chính Vũ, ông anh ruột lớn hơn mình mười tuổi, “chuyên làm trong ngành công nghệ thông tin”, đi đến các nước Đông Nam Á để “vừa theo đuổi lý tưởng, vừa tạo dựng sự nghiệp.”

* Từ Ayotree

Lý tưởng và sự nghiệp ấy, sau mười năm lăn lóc ở những nơi đèo heo hút gió của Việt Nam, Cambodia, đã tích tụ thành Ayotree, công ty cung cấp công nghệ giáo dục, mà theo Khoa, hiện phục vụ hàng ngàn những trường dạy sinh ngữ lớn nhỏ trên khắp Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Vẫn theo Khoa, công ty này mang đến cho hai anh em họ Vũ lợi nhuận “hơn $1.5 triệu một năm.”

Ayotree (www.ayotree.com) là một hệ thống quản lý trường học trực tuyến, phục vụ những người muốn mở trường, nhất là trường dạy sinh ngữ.

“Phần mềm của Ayotree giúp trường học quản lý những việc quan trọng, như mở lớp học trực tuyến, soạn bài, theo dõi tiến trình của thày cô, cho học sinh ghi danh, thu tiền học phí… Nói chung là giúp những ngôi trường, nhất là những ngôi trường tí hon tiết kiệm thời gian và tiền bạc.” Khoa giải thích.

Nói về những ngày đầu tiên đến Cambodia lập nghiệp, vì “Cambodia là nơi dễ vào”, Khoa hồi tưởng.

“Đến đó chúng tôi mới thấy là trí thông minh không phải chỉ có ở nơi giàu, mà đất nước nào cũng có người thông minh. Nhưng ở một nơi chưa phát triển, thì chỉ cần mang đến đó một ít công nghệ, cũng giúp người ta học hỏi được nhiều.”

Mắt Khoa sáng lên khi nói về những người hiếu học anh đã gặp ở các đất nước đang phát triển.

“Càng nghèo thì người ta càng ham học. Ở Mỹ, chúng ta xem mọi thứ là đương nhiên, nhưng ở nơi hoang sơ, chưa ai được sờ vào internet, thì người khao khát được biết nó. Chẳng bao lâu chúng tôi thấy ngay cách giúp họ hay nhất là giáo dục. Muốn giảng dạy thì phải có trường học. Nhưng có được một ngôi trường không phải dễ. Vì thế chúng tôi muốn tạo điều kiện để bất cứ ai cũng có thể mở, và cai quản được ngôi trường của mình. Với hệ thống Ayotree, dù với chỉ một vài thày cô, người dùng vẫn có thể mở được một lớp học trực tuyến. Hệ thống quản lý của Ayotree giúp cả những ngôi trường lớn có đầy đủ phòng ốc, nhưng mở được lớp học trực tuyến là điểm mạnh nhất của Ayotree, vì nó giúp người muốn dạy mở được những trường ở vùng xa xôi, phục vụ giới nghèo.”

Nhìn lại quãng đường đã đi, Khoa tâm sự là từ mười năm qua, anh “chưa bao giờ nhìn lại.”

“Với tôi, điều quan trọng là phải rời nhà, ra khỏi quỹ đạo an toàn của mình. Dù đến Mexico, Việt Nam, hay sang Cambodia, đi đến đâu tâm trí mình cũng mở mang.”

“Thật đấy!” Khoa nói một cách chân thành. “Đời sống không phải chỉ có Snapchat hay chụp hình khoe những bữa ăn. Tôi muốn nói với bất cứ ai có vấn đề với con cái trưởng thành là khuyên họ hãy bỏ Snapchat qua một bên, đến Việt Nam hay bất cứ một nước nghèo nàn nào, để xem người dân ở đó người ta sống ra sao rồi sẽ tìm thấy điều mình cần làm.”

Trong khi Khoa nói chuyện, bà Trần Thị Kính, qua Mỹ năm 1980, nhìn con bằng đôi mắt biểu đồng tình lẫn yêu thương.

“Người ta hay hỏi tôi có vừa lòng với những điều hai anh em Khoa làm không. Với tôi thì quan điểm bắt con phải làm bác sĩ này kia giờ không còn hợp thời nữa. Làm gì cũng được miễn là nuôi sống được bản thân và phục vụ một mục đích nào đó.” Bà Kính nói.

Ngoài lý tưởng mang kiến thức đến những nơi thôn dã, Ayotree dường như cũng là phương tiện để hai anh em Khoa gắn liền hơn với quê mẹ.

Điều này giải thích tại sao Công ty Ayotree hiện có ba địa điểm. Ngoài văn phòng chính chuyên lo phát triển thương mại ở Pasadena, California, Ayotree có các nhóm chuyên viên công nghệ làm việc ở Sài Gòn và ở Cambodia.

“Với kỹ thuật thời nay, chúng tôi làm việc với nhau hàng ngày qua Skype, và mỗi khi có thêm người dùng Ayotree để mở trường, ai cũng đều thêm hứng khởi.” Khoa chia sẻ.

Ngoài hệ thống cung cấp công nghệ giáo dục, Ayotree còn có dịch vụ tư vấn thông tin công nghệ, và đang phát triển qua những lãnh vực khác như thiết kế trò chơi, chẳng hạn như trò chơi Moses the Freedom Fighter, vừa được phát hành.

* Đến Moses the Freedom Fighter

Moses the Freedom Fighter (www.freemoses.org) là một trò chơi bẩy cấp, qua đó người sử dụng có cơ hội thách thức khả năng ứng biến của mình, trong vai Mosses, người đã vượt qua mọi trở ngại để đưa dân mình thoát ách nô lệ của Ai Cập, đến đất tự do.



Được hỏi tại sao lại chọn Moses, một nhân vật trong kinh thánh mà chưa hẳn ai cũng biết, Khoa giải thích “Từ bộ phim kinh điển ‘The Ten Commandments,’ cho đến những tác phẩm mới của Hollywood như ‘Exodus: Gods and Kings,’ ‘Noah’ là những câu chuyện lâu đời không bao giờ mất đi sức hấp dẫn, như câu chuyện của những người tị nạn trước đây, như tất cả chúng ta.”

“Việc phát hành ‘Moses the Freedom Fighter’ là tuyên bố của chúng tôi, dùng ngôn ngữ của máy tính làm tiếng nói, chống lại phân biệt chủng tộc, nô lệ, áp bức, và ủng hộ tự do cho mọi người.” Hai anh em nhà họ Vũ từng bày tỏ tâm tư trong thông cáo báo chí khi phát hành trò chơi Moses the Freedom Fighter.

“Mẹ tôi giờ đây kể lại chuyện cũ, hay nói về cảm giác hạnh phúc sau khi thoát khỏi Việt Nam, rời trại tị nạn và được vào Mỹ, nhưng thật ra hồi đó chúng tôi khổ lắm. Mười lăm người ở chen chúc trong một gian nhà hai phòng ngủ, hai phòng tắm.” Khoa thổ lộ.

“Mà hồi nhỏ tôi không hề biết là mình nghèo cho đến khi đi học, được cha mẹ cho vào đội bơi. Ra khỏi khu Little Saigon, thấy bạn bè có phòng ngủ riêng, tôi mới thấy là nhà mình kỳ quá.

Trời! Bảy người cùng ở chung một phòng. Mình nghèo thật!” Khoa cho biết đã nhận ra điều ấy lúc mình chín tuổi.

Nhưng nghèo, với Khoa không phải là một điều xấu.

“Gia đình nghèo, nhưng đó là nguồn gốc của tôi. Nói thẳng ra đó (cái nghèo) là chốn xuất thân của nhiều người tị nạn chúng ta. Từ cái nghèo đó mà tôi biết biết ơn cuộc đời. Gia đình tôi nghèo thế, nhưng tôi vẫn có thể bình đẳng cạnh tranh với mọi người ở đây.” Khoa lập luận.

Với tâm tư này, Ayotree, Moses the Freedom Fighter, và có lẽ nhiều dự án sau này nữa của Khoa và người anh ruột sẽ mãi là những ước muốn trả ơn đời, mang thương yêu và kiến thức đến khắp nơi.

———-

Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com

KHOA VŨ
WESTMINSTER (NV) – Cách đây hơn một tuần, khi công ty cung cấp công nghệ giáo dục Ayotree phát hành miễn phí trò chơi ‘Moses Người Chiến Sĩ Tự Do’ (Moses the Freedom Fighter) trên Android và iOS, đồng thời công bố sẽ lấy toàn bộ tiền quảng cáo thu được trên trò chơi này tặng cho người tỵ nạn Syria, báo chí đã nhắc nhiều đến cái tên Khoa Vũ, một trong hai sáng lập viên của Ayotree.

Tiền thu được từ trò chơi “Moses Người Chiến Sĩ Tự Do” do công ty Ayotree thực hiện, vốn do hai anh em Khoa và Chính Vũ sáng lập, sẽ được gửi tới tổ chức Oxfarm America’s Syria and refugee fund ở Massachusetts.

Ayotree nay sẽ tặng tất cả số tiền quảng cáo có được cũng như tiền hiến tặng qua app này tới Oxfarm America. Tới nay, số tiền Oxfarm America nhận được là hơn $1,100, theo cơ quan này.

Một bản thông cáo của Oxfarm America cho hay họ vui mừng khi được Ayotree chọn để tài trợ. Hai anh em Vũ dự trù sẽ gửi được $100,000 về cho Oxfarm America tới Ngày Tị Nạn Thế Giới (World Refugee Day), vốn là ngày 20 Tháng Sáu tới đây.

Năm nay 34 tuổi, Khoa là thế hệ thứ hai của người Việt tị nạn, và là “con dân” của Little Saigon, vì anh sinh ra và lớn lên ở quận Cam.

Buổi chiều hôm ấy, khi cùng mẹ là bà Trần Thị Kính đến thăm báo Người Việt, Khoa tâm sự rằng anh mang tâm trạng người trở về chốn xuất thân.

Khoa cho biết mình học trung học đệ nhất cấp ở McGavin Intermediate School, vào La Quinta High School khi lên trung học, và khoe “biết hết những tiệm phở quanh đây…” như những “người Bolsa thứ thiệt”.

Lớn lên nữa, Khoa vào đại học UC Berkeley, chọn ngành làm phim, rồi sau khi ra trường, theo Chính Vũ, ông anh ruột lớn hơn mình mười tuổi, “chuyên làm trong ngành công nghệ thông tin”, đi đến các nước Đông Nam Á để “vừa theo đuổi lý tưởng, vừa tạo dựng sự nghiệp.”

* Từ Ayotree

Lý tưởng và sự nghiệp ấy, sau mười năm lăn lóc ở những nơi đèo heo hút gió của Việt Nam, Cambodia, đã tích tụ thành Ayotree, công ty cung cấp công nghệ giáo dục, mà theo Khoa, hiện phục vụ hàng ngàn những trường dạy sinh ngữ lớn nhỏ trên khắp Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Vẫn theo Khoa, công ty này mang đến cho hai anh em họ Vũ lợi nhuận “hơn $1.5 triệu một năm.”

Ayotree (www.ayotree.com) là một hệ thống quản lý trường học trực tuyến, phục vụ những người muốn mở trường, nhất là trường dạy sinh ngữ.

“Phần mềm của Ayotree giúp trường học quản lý những việc quan trọng, như mở lớp học trực tuyến, soạn bài, theo dõi tiến trình của thày cô, cho học sinh ghi danh, thu tiền học phí… Nói chung là giúp những ngôi trường, nhất là những ngôi trường tí hon tiết kiệm thời gian và tiền bạc.” Khoa giải thích.

Nói về những ngày đầu tiên đến Cambodia lập nghiệp, vì “Cambodia là nơi dễ vào”, Khoa hồi tưởng.

“Đến đó chúng tôi mới thấy là trí thông minh không phải chỉ có ở nơi giàu, mà đất nước nào cũng có người thông minh. Nhưng ở một nơi chưa phát triển, thì chỉ cần mang đến đó một ít công nghệ, cũng giúp người ta học hỏi được nhiều.”

Mắt Khoa sáng lên khi nói về những người hiếu học anh đã gặp ở các đất nước đang phát triển.

“Càng nghèo thì người ta càng ham học. Ở Mỹ, chúng ta xem mọi thứ là đương nhiên, nhưng ở nơi hoang sơ, chưa ai được sờ vào internet, thì người khao khát được biết nó. Chẳng bao lâu chúng tôi thấy ngay cách giúp họ hay nhất là giáo dục. Muốn giảng dạy thì phải có trường học. Nhưng có được một ngôi trường không phải dễ. Vì thế chúng tôi muốn tạo điều kiện để bất cứ ai cũng có thể mở, và cai quản được ngôi trường của mình. Với hệ thống Ayotree, dù với chỉ một vài thày cô, người dùng vẫn có thể mở được một lớp học trực tuyến. Hệ thống quản lý của Ayotree giúp cả những ngôi trường lớn có đầy đủ phòng ốc, nhưng mở được lớp học trực tuyến là điểm mạnh nhất của Ayotree, vì nó giúp người muốn dạy mở được những trường ở vùng xa xôi, phục vụ giới nghèo.”

Nhìn lại quãng đường đã đi, Khoa tâm sự là từ mười năm qua, anh “chưa bao giờ nhìn lại.”

“Với tôi, điều quan trọng là phải rời nhà, ra khỏi quỹ đạo an toàn của mình. Dù đến Mexico, Việt Nam, hay sang Cambodia, đi đến đâu tâm trí mình cũng mở mang.”

“Thật đấy!” Khoa nói một cách chân thành. “Đời sống không phải chỉ có Snapchat hay chụp hình khoe những bữa ăn. Tôi muốn nói với bất cứ ai có vấn đề với con cái trưởng thành là khuyên họ hãy bỏ Snapchat qua một bên, đến Việt Nam hay bất cứ một nước nghèo nàn nào, để xem người dân ở đó người ta sống ra sao rồi sẽ tìm thấy điều mình cần làm.”

Trong khi Khoa nói chuyện, bà Trần Thị Kính, qua Mỹ năm 1980, nhìn con bằng đôi mắt biểu đồng tình lẫn yêu thương.

“Người ta hay hỏi tôi có vừa lòng với những điều hai anh em Khoa làm không. Với tôi thì quan điểm bắt con phải làm bác sĩ này kia giờ không còn hợp thời nữa. Làm gì cũng được miễn là nuôi sống được bản thân và phục vụ một mục đích nào đó.” Bà Kính nói.

Ngoài lý tưởng mang kiến thức đến những nơi thôn dã, Ayotree dường như cũng là phương tiện để hai anh em Khoa gắn liền hơn với quê mẹ.

Điều này giải thích tại sao Công ty Ayotree hiện có ba địa điểm. Ngoài văn phòng chính chuyên lo phát triển thương mại ở Pasadena, California, Ayotree có các nhóm chuyên viên công nghệ làm việc ở Sài Gòn và ở Cambodia.

“Với kỹ thuật thời nay, chúng tôi làm việc với nhau hàng ngày qua Skype, và mỗi khi có thêm người dùng Ayotree để mở trường, ai cũng đều thêm hứng khởi.” Khoa chia sẻ.

Ngoài hệ thống cung cấp công nghệ giáo dục, Ayotree còn có dịch vụ tư vấn thông tin công nghệ, và đang phát triển qua những lãnh vực khác như thiết kế trò chơi, chẳng hạn như trò chơi Moses the Freedom Fighter, vừa được phát hành.

* Đến Moses the Freedom Fighter

Moses the Freedom Fighter (www.freemoses.org) là một trò chơi bẩy cấp, qua đó người sử dụng có cơ hội thách thức khả năng ứng biến của mình, trong vai Mosses, người đã vượt qua mọi trở ngại để đưa dân mình thoát ách nô lệ của Ai Cập, đến đất tự do.



Được hỏi tại sao lại chọn Moses, một nhân vật trong kinh thánh mà chưa hẳn ai cũng biết, Khoa giải thích “Từ bộ phim kinh điển ‘The Ten Commandments,’ cho đến những tác phẩm mới của Hollywood như ‘Exodus: Gods and Kings,’ ‘Noah’ là những câu chuyện lâu đời không bao giờ mất đi sức hấp dẫn, như câu chuyện của những người tị nạn trước đây, như tất cả chúng ta.”

“Việc phát hành ‘Moses the Freedom Fighter’ là tuyên bố của chúng tôi, dùng ngôn ngữ của máy tính làm tiếng nói, chống lại phân biệt chủng tộc, nô lệ, áp bức, và ủng hộ tự do cho mọi người.” Hai anh em nhà họ Vũ từng bày tỏ tâm tư trong thông cáo báo chí khi phát hành trò chơi Moses the Freedom Fighter.

“Mẹ tôi giờ đây kể lại chuyện cũ, hay nói về cảm giác hạnh phúc sau khi thoát khỏi Việt Nam, rời trại tị nạn và được vào Mỹ, nhưng thật ra hồi đó chúng tôi khổ lắm. Mười lăm người ở chen chúc trong một gian nhà hai phòng ngủ, hai phòng tắm.” Khoa thổ lộ.

“Mà hồi nhỏ tôi không hề biết là mình nghèo cho đến khi đi học, được cha mẹ cho vào đội bơi. Ra khỏi khu Little Saigon, thấy bạn bè có phòng ngủ riêng, tôi mới thấy là nhà mình kỳ quá.

Trời! Bảy người cùng ở chung một phòng. Mình nghèo thật!” Khoa cho biết đã nhận ra điều ấy lúc mình chín tuổi.

Nhưng nghèo, với Khoa không phải là một điều xấu.

“Gia đình nghèo, nhưng đó là nguồn gốc của tôi. Nói thẳng ra đó (cái nghèo) là chốn xuất thân của nhiều người tị nạn chúng ta. Từ cái nghèo đó mà tôi biết biết ơn cuộc đời. Gia đình tôi nghèo thế, nhưng tôi vẫn có thể bình đẳng cạnh tranh với mọi người ở đây.” Khoa lập luận.

Với tâm tư này, Ayotree, Moses the Freedom Fighter, và có lẽ nhiều dự án sau này nữa của Khoa và người anh ruột sẽ mãi là những ước muốn trả ơn đời, mang thương yêu và kiến thức đến khắp nơi.

———-

Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com



WESTMINSTER, California (NV) – “Tôi vừa từ Las Vegas, Nevada, đến Little Saigon này vài tuần nay. Tình cờ mua báo Người Việt ở chợ Mỹ Thuận, Westminster, thì biết có buổi họp mặt đờn ca tài tử nên thích lắm, bèn nhờ mấy người bạn chở đến. Không ngờ ngay tại đất Mỹ này lại lưu giữ được nét văn hóa sông nước miền Tây như vậy.”

Đó là tâm sự của bà Phan Phương An khi đến tham dự họp mặt đờn ca tài tử kỳ 15 vừa tổ chức tối Thứ Năm, 23 Tháng Ba, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster.

Bà cho biết: “Tôi cũng hay đi đi về về giữa Las Vegas và Orange County, sắp tới có thể về ở đây hẳn. Khi về đây rồi thì chắc mỗi tuần tôi sẽ tới sinh hoạt thường xuyên hơn. Ở Las Vegas tôi có theo một nhóm hát đến các nhà hưu dưỡng phục vụ văn nghệ cho các cụ. Thích cải lương nhưng tôi ít hát vì không có điều kiện, còn lại hát tân nhạc thì nhiều.”

“Hồi nhỏ tôi đi coi cải lương nhiều lắm, tối nào cũng xách đèn sang nhà hàng xóm coi, nên thích cải lương từ đó. Sang đây từ năm 1983 nhưng niềm đam mê cải lương vẫn không hề phai nhạt. Cũng vì thích mà tôi thuộc làu khá nhiều tuồng như ‘Lan Và Điệp,’ ‘Đêm Lạnh Chùa Hoang,’ ‘Tướng Cướp Bạch Hải Đường’…” bà kể.

“Lần đầu đến buổi họp mặt này tôi sẽ nghe các tài tử giai nhân, và bà con yêu thích cổ nhạc hát trước, lần sau tôi sẽ tập hát để góp vui cùng mọi người. Nhà tôi chỉ một mình tôi mê cải lương thôi, và tôi hy vọng khi còn sức thì còn hát. Nói hơi quá một chút là dù cái chết cận kề nhưng tôi cũng ráng ngồi dậy hát một câu rồi mới nằm xuống chết,” bà nói.

Cũng lần đầu đến tham dự, chị Trang Nguyễn, cư dân Stanton, cho biết: “Tôi nghe bạn bè giới thiệu ở báo Người Việt vào mỗi tối Thứ Năm có đờn ca tài tử nên lần này tôi đến xem cho biết. Tôi chỉ biết hát chút chút thôi, nên chưa đủ can đảm để đứng góp vui, nhưng nghe mọi người hát thì tôi có thể hát theo từng điệu của bài hát. Buổi họp mặt rất thú vị.”

Cùng mê cải lương nên khi biết có buổi họp mặt đờn ca tài tử là ông Lê Thành Nhân, cư dân Westminster, dù phải chống gậy nhưng vẫn đến sinh hoạt. Ông chia sẻ: “Buổi họp mặt những lần đầu không có đờn tôi tiếc lắm. May sao có nhạc sĩ Lê Khiêm, rồi nhạc sĩ Huỳnh Châu mang đờn đến, làm buổi sinh hoạt sôi nổi hẳn lên. Tôi có máu tài tử từ lúc nhỏ, bởi vì nghe chỗ nào có tiếng đờn thì tới, do vậy mà tôi thuộc khá nhiều bài ca cổ và thích hát những bài xưa của cố soạn giả Viễn Châu viết từ thập niên 1960 như ‘Ông Lão Chèo Đò,’ ‘Xuân Đất Khách,’ ‘Tình Anh Bán Chiếu,’ ‘Biệt Kinh Kỳ,’ ‘Quán Nửa Khuya’…”

Ở xa vùng Little Saigon, bà Trương Thị Yến, cư dân Irvine, cũng đều đặn đến họp mặt mỗi tuần, cho hay: “Các buổi họp mặt đờn ca tài tử tôi chưa vắng buổi nào, bởi vì hay lắm. Những buổi họp mặt đầu tiên không nhiều người đến tham dự, tôi thấy cũng buồn buồn. Nhưng rồi gần đây thấy đông hơn, có buổi được gần 20 người, bấy nhiêu đó là vui rồi. Tôi mong càng ngày buổi họp mặt càng đông hơn, đó cũng để các tài tử giai nhân khi trình diễn phấn khởi hơn, hát hay hơn để mọi người cùng thưởng thức đờn ca tài tử.”

 Là một trong vài người mang tiếng đờn đầu tiên đến buổi họp mặt, nhạc sĩ Lê Khiêm, cư dân Santa Ana, nói: “Biết được trong cộng đồng mình có một nơi tổ chức họp mặt đờn ca tài tử là tôi thấy rất quý. Vì vậy mà dù lớn tuổi, bệnh nhiều, nhưng tôi cũng cố gắng đến tham dự. So với cải lương thì đờn ca tài tử bài bản khác nhau, còn đờn thì giống, nên không khó khăn gì với tôi. Cứ theo đúng cách đờn 20 bản tổ thì bài bản gì tôi cũng đờn được. Bởi vì trong 20 bản tổ đó có thập loại bài bản gồm nhất lý, nhì ngâm, tam nam, tứ oán, ngũ điếm, lục xuất, thất chính, bát ngự, cửu nhĩ, thập thủ liên hoàn, người đờn chuyên nghiệp sẽ biết.”

Nói về những buổi họp mặt đờn ca tài tử, ông Lê Quang Thế, trưởng ban tổ chức, cho biết: “Sở dĩ có những buổi tập hợp anh chị em đờn ca tài tử này vì chúng tôi với tư cách là thành viên của Hội Cổ Nhạc Miền Nam Việt Nam Hải Ngoại cũng muốn tạo một phong trào đờn ca tài tử tại Little Saigon để giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc.”

“Hy vọng chúng tôi là nhân, trong tương lai sẽ có nhiều nhóm cùng với chúng tôi để tổ chức không chỉ ở Orange County mà khắp nơi, chỗ nào có người Việt thì chỗ đó tạo dựng phong trào đờn ca tài tử. Nói thật, để gầy dựng phong trào này chúng tôi không nhận được một hỗ trợ nào hết, mà hoàn toàn dùng tiền túi của mình và một số mạnh thường quân giúp đỡ, nhưng như vậy mà ấm cúng, thân tình. Chỉ mong tài tử giai nhân, bà con đồng hương xa gần đến họp mặt cho thân mật,” ông nói.

—–


Liên lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com


WESTMINSTER, California (NV) – “Tôi vừa từ Las Vegas, Nevada, đến Little Saigon này vài tuần nay. Tình cờ mua báo Người Việt ở chợ Mỹ Thuận, Westminster, thì biết có buổi họp mặt đờn ca tài tử nên thích lắm, bèn nhờ mấy người bạn chở đến. Không ngờ ngay tại đất Mỹ này lại lưu giữ được nét văn hóa sông nước miền Tây như vậy.”

Đó là tâm sự của bà Phan Phương An khi đến tham dự họp mặt đờn ca tài tử kỳ 15 vừa tổ chức tối Thứ Năm, 23 Tháng Ba, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster.

Bà cho biết: “Tôi cũng hay đi đi về về giữa Las Vegas và Orange County, sắp tới có thể về ở đây hẳn. Khi về đây rồi thì chắc mỗi tuần tôi sẽ tới sinh hoạt thường xuyên hơn. Ở Las Vegas tôi có theo một nhóm hát đến các nhà hưu dưỡng phục vụ văn nghệ cho các cụ. Thích cải lương nhưng tôi ít hát vì không có điều kiện, còn lại hát tân nhạc thì nhiều.”

“Hồi nhỏ tôi đi coi cải lương nhiều lắm, tối nào cũng xách đèn sang nhà hàng xóm coi, nên thích cải lương từ đó. Sang đây từ năm 1983 nhưng niềm đam mê cải lương vẫn không hề phai nhạt. Cũng vì thích mà tôi thuộc làu khá nhiều tuồng như ‘Lan Và Điệp,’ ‘Đêm Lạnh Chùa Hoang,’ ‘Tướng Cướp Bạch Hải Đường’…” bà kể.

“Lần đầu đến buổi họp mặt này tôi sẽ nghe các tài tử giai nhân, và bà con yêu thích cổ nhạc hát trước, lần sau tôi sẽ tập hát để góp vui cùng mọi người. Nhà tôi chỉ một mình tôi mê cải lương thôi, và tôi hy vọng khi còn sức thì còn hát. Nói hơi quá một chút là dù cái chết cận kề nhưng tôi cũng ráng ngồi dậy hát một câu rồi mới nằm xuống chết,” bà nói.

Cũng lần đầu đến tham dự, chị Trang Nguyễn, cư dân Stanton, cho biết: “Tôi nghe bạn bè giới thiệu ở báo Người Việt vào mỗi tối Thứ Năm có đờn ca tài tử nên lần này tôi đến xem cho biết. Tôi chỉ biết hát chút chút thôi, nên chưa đủ can đảm để đứng góp vui, nhưng nghe mọi người hát thì tôi có thể hát theo từng điệu của bài hát. Buổi họp mặt rất thú vị.”

Cùng mê cải lương nên khi biết có buổi họp mặt đờn ca tài tử là ông Lê Thành Nhân, cư dân Westminster, dù phải chống gậy nhưng vẫn đến sinh hoạt. Ông chia sẻ: “Buổi họp mặt những lần đầu không có đờn tôi tiếc lắm. May sao có nhạc sĩ Lê Khiêm, rồi nhạc sĩ Huỳnh Châu mang đờn đến, làm buổi sinh hoạt sôi nổi hẳn lên. Tôi có máu tài tử từ lúc nhỏ, bởi vì nghe chỗ nào có tiếng đờn thì tới, do vậy mà tôi thuộc khá nhiều bài ca cổ và thích hát những bài xưa của cố soạn giả Viễn Châu viết từ thập niên 1960 như ‘Ông Lão Chèo Đò,’ ‘Xuân Đất Khách,’ ‘Tình Anh Bán Chiếu,’ ‘Biệt Kinh Kỳ,’ ‘Quán Nửa Khuya’…”

Ở xa vùng Little Saigon, bà Trương Thị Yến, cư dân Irvine, cũng đều đặn đến họp mặt mỗi tuần, cho hay: “Các buổi họp mặt đờn ca tài tử tôi chưa vắng buổi nào, bởi vì hay lắm. Những buổi họp mặt đầu tiên không nhiều người đến tham dự, tôi thấy cũng buồn buồn. Nhưng rồi gần đây thấy đông hơn, có buổi được gần 20 người, bấy nhiêu đó là vui rồi. Tôi mong càng ngày buổi họp mặt càng đông hơn, đó cũng để các tài tử giai nhân khi trình diễn phấn khởi hơn, hát hay hơn để mọi người cùng thưởng thức đờn ca tài tử.”

 Là một trong vài người mang tiếng đờn đầu tiên đến buổi họp mặt, nhạc sĩ Lê Khiêm, cư dân Santa Ana, nói: “Biết được trong cộng đồng mình có một nơi tổ chức họp mặt đờn ca tài tử là tôi thấy rất quý. Vì vậy mà dù lớn tuổi, bệnh nhiều, nhưng tôi cũng cố gắng đến tham dự. So với cải lương thì đờn ca tài tử bài bản khác nhau, còn đờn thì giống, nên không khó khăn gì với tôi. Cứ theo đúng cách đờn 20 bản tổ thì bài bản gì tôi cũng đờn được. Bởi vì trong 20 bản tổ đó có thập loại bài bản gồm nhất lý, nhì ngâm, tam nam, tứ oán, ngũ điếm, lục xuất, thất chính, bát ngự, cửu nhĩ, thập thủ liên hoàn, người đờn chuyên nghiệp sẽ biết.”

Nói về những buổi họp mặt đờn ca tài tử, ông Lê Quang Thế, trưởng ban tổ chức, cho biết: “Sở dĩ có những buổi tập hợp anh chị em đờn ca tài tử này vì chúng tôi với tư cách là thành viên của Hội Cổ Nhạc Miền Nam Việt Nam Hải Ngoại cũng muốn tạo một phong trào đờn ca tài tử tại Little Saigon để giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc.”

“Hy vọng chúng tôi là nhân, trong tương lai sẽ có nhiều nhóm cùng với chúng tôi để tổ chức không chỉ ở Orange County mà khắp nơi, chỗ nào có người Việt thì chỗ đó tạo dựng phong trào đờn ca tài tử. Nói thật, để gầy dựng phong trào này chúng tôi không nhận được một hỗ trợ nào hết, mà hoàn toàn dùng tiền túi của mình và một số mạnh thường quân giúp đỡ, nhưng như vậy mà ấm cúng, thân tình. Chỉ mong tài tử giai nhân, bà con đồng hương xa gần đến họp mặt cho thân mật,” ông nói.

—–


Liên lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com
Được tạo bởi Blogger.

Ads 468x60px

Followers

Featured Posts

Blog Archive

Blog Archive

Tuần Báo

Tuần Báo

RAO VẶT - Tìm Thợ

Pages

Unordered List

Hạng Mục Thương Mại

Restaurant

Sample Text

Tin Nổi Bật

Popular Posts

Recent Posts