Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Thiền viện Diệu Nhân nằm trên đồi Duncan Hill thành phố Rescue.
Tác giả Uyên Nguyên có đôi nét giới thiệu về Diệu Nhân:
"Thiền viện Diệu Nhân có mặt ở miền Bắc tiểu bang California – Hoa Kỳ từ tháng bảy năm 2002.  Đây là một ngôi thiền viện nhỏ nằm trên một vùng đất cao với nhiều đồi thông và cây rừng, cách thủ phủ Sacramento khoảng 45 phút lái xe.

Mảnh đất rộng gần 11 mẫu Tây là món quà dâng cúng của sáu chị em “Lục Hòa”.  Hòa thượng Thích Thanh Từ đã chứng minh và chủ trì đặt viên đá xây dựng thiền viện Diệu Nhân, đồng thời chỉ thị cho thành lập Hội Thiền Học Diệu Nhân (Dieu Nhan Buddhist Meditation Association). Diệu Nhân thuộc phái Thiền Tông Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo của thiền viện Viên Chiếu ở miền Nam Việt Nam."
 
Mười lăm năm, có những dịp đến viếng chùa và lễ Phật với Diệu Nhân, chúng tôi vẫn quen sinh hoạt theo nếp truyền thống chùa viện. Nhưng lần này được Ni sư Thuần Bạch thông báo ngày thứ Bảy tới sẽ có một "shopping meditation" – hành thiền giữa chợ – tại khu thương mãi Galleria, Roseville. Đây là một trung tâm mua bán đồ sộ, kể cả bên cạnh có resort đánh bạc khét tiếng Bắc Cali là Thunder Valley nữa!
Ở tại một địa bàn phồn tạp như thế này, hành giả thiền sinh sẽ có dịp nếm trải qua hiện trường thực hành cái tĩnh trong động. Đề tài cho buổi họp mặt thực hành lần nầy là TU TẬP THIỀN LẮNG NGHE. Phải chăng đi tìm Tánh Biết, Tánh Nghe, Tánh Thấy giữa chợ là đãi cát tìm vàng; lọc nước đã ô nhiễm, cáu bẩn cho ra lại thể tánh trong ngần nguyên thủy của nó. Hành giả cần tập trung một tâm thái an định, rỗng lặng ngay giữa phố chợ; thực hành nhiếp tâm chánh niệm trong cuộc sống phồn tạp, bon chen của đời thường.
Hôm nay, sư trưởng thiền hành “thỏng tay vào chợ” là Ni sư Thích Nữ Thuần Bạch, người có bề dày tri thức và công hạnh tu trì được biểu hiện cụ thể trong sinh hoạt Thiền Tông Việt Nam từ mấy thập niên qua cho đến thời hiện đại. Trước khi xuất gia, Ni sư Thuần Bạch là một người làm công tác khoa học. Những năm qua, Ni sư là một vị trụ trì mẫu mực, một giáo thọ vững vàng và cũng là một nhà Phật học với nhiều công trình nghiên cứu, thuyết pháp, trước tác chuyên biệt về Phật giáo đã được phát hành, xuất bản trong quá trình hoằng hóa đạo Phật theo trường phái Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử.

blank
                   Ni sư Thuần Bạch (thứ nhì từ phải)


Giới thiệu về thầy thì cũng cần điểm xuyết đôi nét về trò. 
Đã 9:35 am mà tôi vẫn còn đi tới đi lui ở nhà; trong lúc giờ hẹn "vào thiền" là 10:00 am. Tôi đợi đồng hành với Như Hòa nhưng các hữu ấy vẫn chưa có mặt. Đường đi tính từ đây lên đó không dưới nửa giờ lái xe. Cầm chắc cái trễ trong tay nhưng tôi tự mỉm cười trong bụng khi nghĩ rằng, tâm thái rỗng lặng là thiền. Khi dọn sẵn tâm thiền thì ngay một hạt bụi hiện tiền cũng là thiền hay chẳng có thiền ở đâu cả...
Như Hòa gọi, báo: "Em đang bị kẹt xe, nên về trễ chút đỉnh nha". Tôi nói -- hình như giọng rất thản nhiên chứ không một mảy may mè nheo dễ ghét như mọi lần nghe báo trễ -- "Cứ từ từ mà lái, đừng vội, nguy hiểm".  Rồi cũng tới lúc Như Hòa nhảy chân sáo vào cửa với nụ cười, khen tặng: "Giỏi! Răng bữa ni anh ‘thiền’ dữ rứa... Hì, hì?!"
Có lẽ tôi cũng thấy hình như hôm nay mình "thiền" thật. Thiền trong hoàn cảnh này là ‘hiền’, dễ tính, không phàn nàn, gắt gỏng.
Khác với các cuộc hẹn gặp, vui chơi đời thường khác, tôi lên xe ngồi im một lát cho an tâm trước đã, rồi lái xe đi không vội vàng, dù đã trễ. Điện thoại lại reo, bác Tâm Phương ở Antelope xin quá giang vì cháu của bác đi thể thao chưa về kịp. Xe lại tiếp tục lăn bánh trên xa lộ 80. Sự bồn chồn lo trễ giờ lắng xuống khi hai thiền sinh "thiền đàm" ở băng sau.
Bác Tâm Phương lên tiếng: "Này, anh chị, có phải các vị tôn đức dạy rằng, bất cứ cái gì có mang hình tướng thì thảy đều là hư dối, là vọng tưởng cả phải không?!"
Như Hòa biểu đồng tình rồi thắc mắc: "Đúng đó, sư ông dạy 'biết vọng không theo'. Như vậy, chiếc xe Nissan này có hình tướng là chiếc xe hơi nên đích thị là đồ hư dối. Biết vọng không theo... Chừ không lẽ chúng ta bỏ xe đi bộ à?"
Niềm vui như chén trà mai làm tươi mát mọi người. Tuy ai cũng hiểu rằng, tiếng Việt gọi là "không" cho cả 3 từ "không, bất, vô" trong chữ Hán nhưng khi nói về không tướng, vô tướng và bất tướng thì lại hoàn toàn khác biệt. Chiếc xe tự nó không có tướng gì cả vì trước khi vào hãng chế tạo xe hơi nó là một mớ sắt thép và hằng vạn thứ linh tinh, rồi do vô số điều kiện cộng với sức người, sức máy kết hợp lại gọi là "duyên hợp" mà thành ra chiếc xe. Nếu chốc nữa bị tai nạn hay tương lai theo thời gian mà hư hoại thì chiếc xe lại trở về thành đống sắt thép vụn và đồ vật linh tinh vô danh, vô tướng như ngày xưa tiền thân của nó. Cái tướng "không" của nó sẽ trở lại thành không... Xe là một phương tiện tạm thời. Nếu không dùng nó hay buông bỏ nó đúng thời, đúng lúc thì tuy có xe, có phương tiện mà chẳng đi tới đâu được cả. Không khéo lại bị mắc kẹt vào ngõ cụt là xe đi ta; chứ không phải ta đi xe; người thành phương tiện của xe chứ không phải xe là phương tiện của người nữa rồi. Tôi diễn đạt ý đó thành những tiếng cười đùa nhẹ nhàng và thoải mái cho đến khi xe rẽ vào exit 65 tới điểm hẹn trong khu Westfield. 
Vì tới trễ nên các đạo hữu thiền sinh đã phân tán theo sự hướng dẫn của thiền sư hành thiền Tánh Nghe khắp trong khu thương mại. Nơi đây là cả một rừng tiếng động và âm thanh. Tiếng động nơi đây có khi là sự lặng im khởi lên từ lửa cháy, tiếng gầm dã thú, mèo chuột đuổi nhau nhưng chỉ qua dáng điệu và hình ảnh của các mặt hàng điện tử mà không thật sự phát ra một mảy may tiếng động. Âm thanh nơi đây có khi là sự vắng bóng của nguồn gốc phát động, nhưng sóng thanh âm lại phát tán tưng bừng thông qua hệ thống loa khắp nơi trong cả thương trường rộng lớn. 
Chúng tôi cùng tới điểm hội vừa lúc các thiền sinh khác cùng trở về từ cuộc “hành trình bỏ túi” đi tìm tánh nghe trong một vài mươi phút. Các tham dự viên tuổi từ 15 đến 90, cả Việt lẫn Mỹ. Mỗi người đều tuần tự theo chiều kim đồng hồ mà phát biểu (tiếng Việt hay tiếng Anh tùy thích) về những giây phút trải nghiệm của chính mình "tìm tịnh trong động" dưới sự chủ trì pháp đàm của Ni sư Thuần Bạch. Thực tế rất thú vị là không ai giống ai trong tiến trình cảm nhận âm thanh chung quanh khu Shopping Mall này. Mỗi người như như tùy vào tuổi tác, kinh nghiệm, cảm nhận của riêng mình mà thẩm nhập âm thanh từ bên ngoài dội đến tai mình. Nhưng phần khó nhất là để cho âm thanh đi qua mà thản nhiên không có một phản ứng nào dấy lên. Ai cũng hình dung qua tưởng tượng là có một âm thanh tự tại, nhất thể, tuyệt cùng vắng lặng. Nhưng chỉ rơi vào một chút tưởng tượng không thôi thì cái âm thanh “uyên nguyên” đó đã chao động rơi vào cảm xúc. Sáng nay, có nhiều âm thanh đi qua, đi qua… Tôi dừng lại nghe một tí và để cho nó lọt qua. Nhưng bỗng đâu đó, có tiếng hát của John Elton với bài Ngọn Đèn Trước Gió (Candle in the Wind) trong đám tang của công chúa Diana làm tôi lạnh người. Tôi cố đuổi cái âm thanh lắng đọng mà ma quái đó, nhưng nó cứ bám riết lấy mình. Rồi không dừng được thói quen tự nhiên, tôi miên man nghĩ đến Thúy Kiều, đến những nàng cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc, đến Diana hồng nhan bạc phận… Đúng là cái nghiệp văn chương đã huân tập nguồn cảm xúc cột lấy mình. Trên đường trở về hòa nhập với sự vắng lặng của Tánh Nghe, Tánh Biết, Tánh Thấy mỗi người đều phải vượt qua cái truông nghiệp lực của mình. Tu là cuộc chiến đấu một mất một còn để giải nghiệp: Nghiệp nặng, nghiệp nhẹ; nghiệp dữ, nghiệp lành; nghiệp chướng, nghiệp thuận; nghiệp báo, nghiệp duyên… là những món nợ tiền thân không ai tránh khỏi trong vòng quay vay trả, trả vay trải qua từng chớp mắt và quay tít không bao giờ ngừng nghỉ. Đến chùa là tìm về những nguồn năng lượng lành của những tâm hồn hướng thiện và hòa đồng chia sẻ để giúp làm loãng dần những dính mắc và lơi dần những cột buộc trong chính mỗi người từ cuộc sống nhiều bổn phận ở nhà và đầy bon chen ngoài xã hội.
Từ đó, qua những phần quan sát, chia sẻ và chiêm nghiệm về Tánh Nghe, Tánh Biết… tạo ra những cơ hội tập sống tỉnh táo với những gì hiện tiền đang trôi qua mà không băn khoăn tính sổ sau lưng và đuổi theo kiếm tìm trước mắt.  
Con đường nhất tâm nằm sâu trong tôi mà muốn tìm đến nó phải qua muôn vàn sóng gió. Thể tánh – tánh thật – như mặt trăng dưới đáy giếng. Thấy dễ và có khi ở trong tầm tay nhưng cách xa nghìn trùng không với tới. Vua Trần Thái Tông đã nói trong Kệ Tứ Sơn:
Suốt đời làm khách phong trần
Mỗi ngày một bước xa dần quê hương
(Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý trình)

Hôm nay, theo Thầy vào chợ để tìm Phật giữa đời thường ở ngay trong chính mỗi người là tâm nguyện của những thiền sinh đang thực hành “Shopping Meditation”. Chúng tôi đang theo bước chân thiền với ước nguyện mỗi ngày mỗi được về gần với quê hương Phật – mặc dầu quê hương đích thực đó đang nằm ở góc khuất trong tôi – gần trong nháy mắt lưu ly mà cũng xa cả thiên hà đại hải.

blank
       Thảo luận “Shopping Meditation” tại Roseville Galleria

Từ khi Big Bang xảy ra để tạo thành thiên hà vũ trụ đến nay đã 13.8 tỷ năm; trong khi dấu vết lịch sử của nhân loại mới 30.000 năm và nền văn minh tôn giáo chỉ có 6.000 năm, nhưng tri thức về đời sống tâm linh vẫn còn lung linh những váng sương mù trong viễn tưởng. Bởi vậy, những vấn đề liên quan đến tôn giáo không nên khiên cưỡng vào nội vi của khoa học và nguyên tắc toán học máy móc làm gì. Tôn giáo là nguồn tâm trong lặng. “Hành quân tôn giáo” là cuộc chiến đấu gai góc với chính mình chứ đừng mơ tưởng đâu xa.
Trong thế giới dày đặc thần quyền của tôn giáo, đức Phật Thích Ca đã rất khiêm cung mà vô cùng vĩ đại khi Ngài tìm đến Tánh Không: Thấy rõ Tướng Giả để chuyển hóa thành Tướng Dụng và điểm đích cuối cùng nhằm đạt tới Tướng Thật. Mắt tai mũi lưỡi thân ý là tướng giả. Thấy nghe ngửi nếm cảm nghĩ là tướng dụng. Và rỗng lặng là tướng thật. Dẫu có xuất hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau như bản lai diện mục, thể tánh tuyệt đối, bản thể tự tánh, Như lai tạng… hay là gì gì đi nữa thì cũng chỉ là cái bóng của một ảo ảnh. Thấy bóng biết bóng để đừng bắt bóng là đang trở về với tánh thật.
Cái bóng trăng dưới đáy giếng ơi!
Múc cạn tìm trăng, trăng biến mất,
Vùng vẫy ruỗi tìm chỉ thấy ánh trăng tan.
Ôm miệng giếng thì bóng người che khuất,
Thinh lặng ngồi yên sẽ thấy bóng trăng vàng.
                        Natomas, mùa Xuân 2017
                                     Trần Kiêm Đoàn
Lá thư dưới đây được viết sau sự kiện 11/9. Tôi gửi lá thư ngỏ này tới người anh chị họ của tôi đang lo ngại về viễn cảnh di cư sang Mỹ. Nhưng tôi có cảm giác lá thư này đặc biệt có ý nghĩa vào lúc này, nên xin giới thiệu với quý vị bản cập nhật.
Anh chị thân mến,
Là người nhập cư  ở Mỹ lúc này thì thế nào? Anh chị hỏi rằng liệu nước Mỹ có còn là nơi đáng sống không và giấc mơ Mỹ còn khả thi không?
Những câu hỏi của anh chị làm tôi phải suy nghĩ. Vì chỉ vài năm trước thôi thì có người Việt Nam nào lại hỏi những câu đó? Chả phải giấc mơ Mỹ, hay nói đúng hơn là giấc mơ qua Mỹ sống, đã khiến hàng triệu người bỏ xứ ra đi và khuấy động suy nghĩ của nhiều triệu người khác ở quê nhà hay sao? Tôi thấy đau lòng khi nghĩ đến anh chị có thể không sang đây sống nữa. Với tôi, đây là một tin xấu về đất nước mà tôi đã nhận làm quê hương.
Vậy mà đó lại là điều không thể phủ nhận được. Đất nước của người nhập cư một lần nữa đang quay lưng lại với chính người nhập cư. Chỗ đứng của người nhập cư trên đất Mỹ đang ngày một bất trắc. Ngay cả những người đã là công dân Mỹ hiện nay cũng bị đổ lên đầu những lời lẽ thù hằn, nhiều người bị tấn công trong bối cảnh các vụ tội phạm mang tính thù địch ngày một tăng. Ở các trường học, học sinh da trắng hét vào mặt những người bạn học gốc Mêhicô hoặc theo đạo Hồi: “Xây tường chắn!”
“Xây tường chắn!” đang trở thành khẩu hiệu mang tính phân biệt chủng tộc mà nhiều người hô vang khắp nơi nhằm vào những ai không phải là người da trắng.
2017-02-08-1486590726-9013476-gop2016trumpjpeg950be.jpg

Anh chị 
đã nghe qua hình ảnh ẩn dụ về một con chim hoàng yến trong mỏ than chưa? Khi hoàng yến ngừng hót, ấy là lúc ôxy đã hết, thành ra dấu hiệu cảnh báo cho tất cả mọi người.
Ở Mỹ, khi bối cảnh là một xã hội tự do và cởi mở, thì người nhập cư là con chim hoàng yến đó. Kinh tế suy thoái, người ta thường đổ lỗi cho người nhập cư đầu tiên. Còn trong cuộc chiến Mỹ chống khủng bố hiện nay, người nhập cư nhanh chóng trở thành kẻ phải giơ đầu chịu báng.
Sau cuộc bầu cử đã đưa ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ năm 2016, trong nhiều vụ tội phạm mang tính thù địch, những kẻ gây tội đã viện dẫn tên tổng thống Trump như để hợp pháp hóa hành động bạo lực và những lời lẽ nhục mạ của họ.
Trong khi tôi viết lá thư này thì nhân danh bảo vệ và an ninh cho người dân Mỹ, quyền của người nhập cư đang dần tiêu tan. Sinh viên, người lao động nước ngoài run sợ. Tôi đã thấy ở sân bay một người đàn ông Nam Á tay run lên khi đưa tấm thẻ xanh cho nhân viên nhập cảnh, lo sợ sẽ bất ngờ bị bắt giữ và trục xuất. Tôi biết một sinh viên trường Đại học California ở thành phố Berkeley không có giấy tờ định cư hợp pháp (cậu được đưa đến Mỹ từ khi 3 tuổi), nay khi điền vào tờ đơn nào cậu cũng đưa địa chỉ giả vì sợ bị trục xuất.


2017-02-08-1486590339-421738-H05_Racist_Trump_USA.jpg

“Tôi vẫn hy vọng.”
Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng. Người Mỹ đã biểu tình ở các sân bay khi ông Trump ký sắc lệnh hành pháp ngăn chặn một số người nhập cảnh vào Mỹ, kể cả những người đã có thẻ xanh. Phong trào phản đối cách điều hành tàn bạo mới này rất mạnh mẽ và vẫn đang diễn ra. Tôi hy vọng rằng những gì ông Trump đang gây ra ở nước Mỹ và trên thế giới có thể giảm bớt vì ông ta đang ngày càng bị ghét bỏ. Xét cho cùng, ông ta đang phá bỏ những thể chế quốc tế đã được thiết lập từ Chiến tranh thế giới thứ hai, có thể sẽ đưa thế giới về lại tình trạng các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng cách dựng lên các đường biên cứng rắn, thuế nhập khẩu cao, tiến hành các cuộc chiến tranh thương mại và chính sách ngoại giao đe dọa sử dụng vũ lực, cưỡng lại xu thế toàn cầu hóa.
Và nghiêm trọng hơn, khi đi ngược lại các giá trị tự do dân chủ và bản sắc quốc gia của người nhập cư, nước Mỹ sẽ đánh mất sức mạnh do sự đa dạng mang lại.
Đến giờ, tôi thấy nên nhìn nhận đất nước này qua hai ống kính: nước Mỹ và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia có chủ quyền, có những quyền lợi vĩnh viễn, đang tiến hành cuộc chiến chống khủng bố. Và nếu cần, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ giẫm đạp lên những người vô tội trên đường đi của mình, dù ở trong nước hay nước ngoài, để giành chiến thắng trong cuộc chiến ấy. Trong tiến trình này, người nào mới đến định cư ở đất nước này mà không có tiếng nói và tiền bạc thì thường sẽ bị biến thành một dạng tổn thất ngoài dự kiến.
Trong khi đó, nước Mỹ có tất cả những gì mà chị và tôi đã mơ ước: sự minh bạch, tự do, dân chủ, cơ hội, thủ tục tố tụng công bằng, fair play và những hứa hẹn là chúng ta sẽ phát triển được ở đất nước ấy. Nước Mỹ là nơi chúng ta lao động vất vả và được tôn trọng vì điều đó.
Hai đất nước này tồn tại trong một vũ điệu phức tạp. Vào thời kỳ tươi đẹp, nước Mỹ vượt lên. Đến thời kỳ tồi tệ, nước Mỹ bị lãng quên và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khiêu vũ một mình. Những ngày này, tôi e rằng làm một người nhập cư yêu nước thì phải yêu những lý tưởng của nước Mỹ bất chấp những gì Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đang tiến hành nhân danh an ninh cho người dân.
Mặc dù tôi hiểu lôgich của lợi ích vĩnh viễn, nhưng nếu nước Mỹ bị phá hủy trong quá trình bảo vệ những lợi ích ấy, thì được lợi gì? Và theo tôi thì lòng yêu nước duy nhất đúng là một lòng yêu nước văn minh. Yêu nước mù quáng luôn dẫn đến những kết cục đẫm máu. Yêu nước là dám đặt câu hỏi. Quyền con người có nên bị xâm phạm nhân danh bảo vệ an ninh? Có thực sự lợi ích của đất nước này là bôi nhọ các cộng đồng thiểu số và những người mới nhập cư? 

Anh chị thân mến, tôi hy vọng là tôi đã không làm anh chị quá sợ. Nhưng tình thế đòi hỏi phải trung thực. Để đến được bờ biển nước Mỹ những ngày này sẽ khó khăn hơn nhiều, những hứa hẹn sẽ ít hơn.
Tôi vẫn muốn anh chị thực hiện hành trình khó khăn này, nhưng anh chị phải chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức trước mắt. Và tôi sẽ bật mí cho anh chị biết về giấc mơ Mỹ mà anh chị đã từng ấp ủ: chính anh chị là người phải khôi phục giấc mơ ấy. Không có anh chị mơ giấc mơ Mỹ thì đất nước này gặp mối nguy là sẽ già nua đi. Không có sức lực của anh chị thì chúng tôi sẽ yếu đi. Dù cho chúng tôi chưa biết nhưng chúng tôi thực sự cần tái sinh trong mắt của anh chị.
Vậy Giấc mơ Mỹ còn không? Không hẳn anh chị ạ. Giấc mơ ấy không thể còn một khi không có anh chị ngồi cùng bàn, khi sự thịnh vượng không dành cho anh chị , khi anh chị không có chỗ ở đây.
==========================


Andrew Lam hiện là chủ biên của New America Media, San Francisco. Anh là tác giả của cuốn “Birds of Paradise Lost”, tuyển tập truyện ngắn về người tỵ nạn Việt Nam tại thành phố San Francisco; cuốn “East Eats West: Writing in Two Hemispheres”, tuyển tập các bài viết về quan hệ Đông – Tây và hồi ký “Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora”. Andrew Lam Twitter: www.twitter.com/andrewqlam

***


Bản dịch này là bản dịch của tổ chức Our1world gởi cho Việt Báo với sự đồng ý của tác giả dựa theo bài đăng trên Báo điện tử The Hufftington Post
VB - Sau 42 năm chiến tranh kết thúc mà Việt Nam vẫn còn bom mìn nằm rải rác đâu đó khắp nước khiến cho hơn 40,000 người đã chết kể từ năm 1975 đến nay, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Ba.

Bản tin RFA viết rằng, “Cả 63 tỉnh và thành phố Việt Nam vẫn còn bom mìn, vật liệu nổ nằm rải rác sau chiến tranh. Đó là báo cáo do Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội công bố tại buổi họp báo về tình hình ô nhiễm bom mình và công tác khắc phục hậu quả bom mình trong chiến tranh diễn ra vào chiều ngày 28 tháng 3 tại Hà Nội.

“Theo báo cáo, số bom mìn phát nổ từ sau năm 1975 đến nay đã khiến hơn 40,000 người chết và 60,000 người bị thương. Phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Các tỉnh có nhiều nạn nhân do bom mìn còn sót lại nhất là các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Đình.

“Báo cáo ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800,000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha, chiếm 18,82% tổng diện tích cả nước. Số lượng bom mìn còn sót lại nằm nhiều nhát ở các tỉnh miền Trung.”

Trong hình, một quả bom còn sót lại từ thời chiến tranh ở Quảng Trị. Ảnh chụp hôm 27/6/2005.
Lợi Ích cho Trẻ Em khi Học Hai Ngôn Ngữ

Sacramento, Calif. (VB) — Cô Thuy Quan của Trung Tâm Dịch Vụ Y Tế Á Châu đã nói: “Khi nhập cư vào Hoa Kỳ, chúng tôi lớn lên và được khuyến khích học tiếng Anh hoàn hảo, thậm chí có nguy cơ quên đi một phần kỹ năng tiếng Việt của mình. Tôi muốn con cái của tôi có thể nói hai thứ tiếng và được học cả tiếng Anh và tiếng Việt.”

Cho bé tiếp xúc với cả ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng Anh từ khi mới sinh sẽ cho em lợi thế nói được hai thứ tiếng và mang lại lợi ích học hành to lớn cả cuộc đời. First 5 California khuyến khích cha mẹ và những người chăm sóc trẻ ủng hộ sự phát triển đồng thời hai ngôn ngữ ở trẻ em.

Nghiên cứu cho thấy việc nói được hai ngôn ngữ lúc tuổi nhỏ có thể mang lại lợi ích rộng rãi, từ các lợi ích kết hợp và giao tiếp xã hội ở tuổi đầu đời, cho tới các cơ hội tìm việc làm về tương lai lâu dài, sự cạnh tranh ở nơi làm việc và các lợi ích về văn hóa cũng như học đường.


Sau đây là một vài lợi ích để xem xét:

  • Những người học hai ngôn ngữ tỏ ra có khả năng điều hành tốt hơn, phẩm chất này cùng với những phẩm chất khác sẽ giúp các em có thành tích học tập cao hơn. Và khi nói đến những phẩm chất như duy trì sự chú ý và chuyển từ công việc này sang công việc khác một cách hiệu quả, những người nói hai ngôn ngữ thường luôn là người đi trước.

  • Biết nhiều hơn một ngôn ngữ cũng có thể mở rộng cơ hội việc làm cho họ đến toàn cầu, và tạo nên lợi thế cạnh tranh với những người chỉ có kỹ năng nói một ngôn ngữ.

  • Sự khác nhau giữa cấu trúc của bộ não giữa trẻ em nói hai thứ tiếng và một thứ tiếng có thể liên quan tới kết quả cho rằng trẻ em nói hai thứ tiếng chứng tỏ có chức năng điều hành tiến bộ hơn là các em cùng tuổi chỉ nói một thứ tiếng.

  • Trí não con người ưu tiên và bắt sóng học ngôn ngữ trong năm năm đầu đời. Khi lớn lên, việc học ngôn ngữ thứ hai trở nên khó khăn hơn. Ngôn ngữ là sản phẩm của trải nghiệm, và khối lượng cũng như đầu vào ngôn ngữ sẽ quyết định kết quả ngôn ngữ của chúng ta. 

Cô Joyce Iseri, Phó Chủ Tịch, Ủy Ban First 5 California đã nói: “Học hơn một ngôn ngữ cùng một lúc không làm cho trẻ em lẫn lộn. Những nghiên cứu cho thấy trí não con người có thể học nhiều ngôn ngữ ngay từ lúc rất nhỏ và trẻ em được sinh ra với khả năng phân biệt âm thanh từ mọi ngôn ngữ. Khi các em lớn lên, các kỹ năng thu hẹp lại để tập trung vào (các) ngôn ngữ mà các em thường nghe. Nói chuyện, đọc sách và hát bằng nhiều ngôn ngữ sẽ đem lại cho bé một bước khởi đầu tốt.


Chiến dịch Talk. Read. Sing. It Changes Everything® của First 5 California khuyến khích sự phát triển trí não khỏe mạnh ở em bé và trẻ em. Nghiên cứu cho thấy rằng sự tham gia tích cực và thường xuyên bằng lời nói khuyến khích sự phát triển quan trọng của trí não trong những tháng năm đầu đời của bé. 

Hãy ghé vào www.First5California để biết các ý tưởng về nói chuyện, đọc sách và hát với con quý vị mỗi ngày.

Về  First 5 California:
First 5 California được thành lập để cung cấp kiến thức cho phụ huynh, ông bà, giáo viên, và những người chăm sóc về vai trò quan trọng của họ trong năm năm đầu đời của trẻ nhỏ — với mục đích tựu trung là giúp thêm nhiều trẻ em California lớn lên khỏe mạnh sẵn sàng thành công ở trường học và ngoài đời.

Để biết thêm thông tin về tổ chức First 5 California, xin ghé vào www.ccfc.ca.gov. Để xem trang mạng tài nguyên cho phụ huynh của First 5 California, xin ghé vào www.first5california.com.

###

WASHINGTON (VB) - Chiến đấu cơ F-15 Eagle của thập niên 1980, có tiếng là hiệu quả về không chiến, sắp bị loại bỏ, không vì phi cơ địch mà vì nhu cầu giảm ngân sách của không quân.

Các Tướng của không quân đã ám chỉ khả năng cho “về hưu” hàng trăm chiếc F-15 trong vai trò “king of the skies” trong điều trần tuần qua tại Capitol Hill.

Không quân dự kiến thay thế F-15 bằng loại F-16 nâng cấp.
Không quân hiện có 236 chiếc F-15 và gần 1200 chiếc F-16.

Nhà báo nhắc lại: F-15 đuợc Boeing thiết kế với hiệu quả cao trong không chiến và F-16 do Lockheed Martin chế tạo với nhiều vai trò khác nhau.

Các Tướng báo cáo: F-16 thay thế sẽ đuợc trang bị radar mạnh để không chiến hiệu quả không khác F-15.

Trong năm qua, không quân đưa F-15 tới Iceland, Phần Lan và Hoà Lan để trấn an NATO sau khi Nga xâm lăng Ukraine.

50 chiếc F-15 cũng đuợc đưa tới Nhật như là 1 phần trong chiến luợc dự kiến tại Thái Bình Duơng.
WASHINGTON (VB) - Bạch Ốc hô hào tức khắc cắt 18 tỉ trong tài trợ dành cho các chương trình phúc lợi xã hội gồm nghiên cứu y tế, tu bổ hạ tầng cơ sở công ích và phát triển cộng đồng, để dành ưu tiên cho đề án dựng tường biên giới phân cách với Mexico.

Tài trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu của National Institute of Healt bị cắt 1.2 tỉ – phát triển cộng đồng mất 1.5 tỉ, và tu bổ cầu đường mất 500 triệu.

Trước đây, Bạch Ốc yêu cầu 3 tỉ MK dành cho kế hoạch xây tường biên giới – trong thời gian vận động tranh cử, ứng viên Trump cả quyết Mexico sẽ chịu chi phí này. Nhưng nay, với quân phí tăng, chính quyền Trump mong đợi dân đóng thuế trả.

Tại Thượng Viện, thương luợng đang tăng tốc, nhưng phe CH tỏ dấu hiệu tránh đối đầu phe DC thiểu số.

Nghị sĩ Roy Blunt (CH-Missouri) là nhà thương thuyết của phe CH tiết lộ: tài trợ xây tường biên giới khó đuợc thông qua cùng với ngân sách mới.

Theo các thông tin chi tiết mới, Bạch Ốc muốn tài trợ tức khắc để hoàn tất tường biên giới tại Rio Grande Valley, 28 dặm tường gần McAllen (Texas), và 350 triệu để xây tường biên giới gần San Diego.

Các thông tin từ Capitol Hill đuợc yêu cầu ẩn danh vì tài liệu về ngân sách liên bang chưa công bố.
Như một phần của nỗ lực mở rộng ảnh hưởng vào Trung Đông, công ty Amazon tuyên bố hôm Thứ Ba rằng họ đã mua lại trang mạng Souq.com là thị trường mạng lớn nhất trong khu vực. Trang mạng Souq.com đã hoạt động 12 năm trước hiện thu hút 45 triệu người vào xem mỗi tháng. Theo trang mạng có trụ sở tại Dubai cho biết họ cung ứng 8.4 triêu sản phẩm trong 31 loại hàng, gồm điện tử, thời trang và vật dụng nhà.
Cái nhãn hiệu "Made in Germany" phổ biến nhất đối với khách hàng trên thế giới.
Con dấu "Made in Germany" là nguồn gốc phổ biến nhất trên thế giới. Đây là kết quả của một nghiên cứu do công ty nghiên cứu thị trường Statista và nghiên cứu Dalia thực hiên, khoảng 43.000 người tiêu dùng được phỏng vấn tại 52 quốc gia.

Đức theo chỉ số này " Made-in-Country-Index " chiếm vị trí thứ 1, tiếp theo là Thụy Sĩ, Made in EU, Anh, Thụy Điển, Canada và Italia. Mỹ cùng chia sẻ vị trí thứ tám với Pháp và Nhật Bản (trong TOP TEN).

Người mua (khách hàng) đánh giá cao các sản phẩm của Đức đặc biệt là chất lượng cao ( một trong hai người tiêu dùng xác nhận chất lượng cao sản phẩm của Đức) và phù hợp với tiêu chuẩn an toàn (gần một phần ba cho rằng đặc biệt là an toàn).

Vì vậy không ngạc nhiên, Đức theo ước tính của Viện Ifo, năm ngoái đã có thể tạo ra được một thặng dư xuất khẩu khoảng 275 tỷ Euro.

Nhãn hiệu không được ưa chuộng nhất thế giới là "Made in China", trong nghiên cứu tại 52 quốc gia đã bị xếp hạng thứ 49 !

• © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, Chiều 29.03.2017)

- Nguồn : báo Bild 26. März 2017 & Internet
Bính Thân vừa qua có vẻ được mùa cho lãnh đạo Trung Quốc. Nhìn tứ hướng, thiên hạ đều thấy ánh sáng thiên triều tỏa khắp dương gian….
Khách có người bỏ tiệc tất niên mà ngồi bên hỏi vọng: “Này quan bác, Quang Diệu Trung Hoa đấy à?” 

Dạ thưa rằng chưa chắc! Trung Hoa là nơi có nhiều tích cổ, đầu Xuân hãy nhớ lại một tích Tầu rồi ta nhẩn nha luận tiếp với trái cóc khô đưa cay….

Thời Xuân Thu, có Di Tử Hà được Vệ Linh Công tin yêu nên ra mặt hống hách chuyên quyền ở nước Vệ. Một người hề, thước tấc còn kém Đặng Tiểu Bình, bèn tâu lên vua: “giấc mộng của thần đã ứng!” Linh Công hỏi: “ngươi mộng thấy gì?” Hề lùn: “Thần mộng thấy bếp. Quả nhiên thấy được bệ hạ!”
Chẳng những khách mà Linh Công cũng nổi giận.

“Ta nghe nói người thấy vua sẽ nằm mộng thấy vầng dương, tại sao trước khi gặp quả nhân ngươi lại mộng thấy bếp? Nói không ra là ngươi ra pháp trường đổ lệ!” Người lùn giải thích: “Mặt trời chiếu khắp thiên hạ, có vật gì che khuất được ánh sáng của nó? Ánh sáng của vua cũng vậy, soi sáng cả nước, không ai che khuất được. Vì vậy, sắp gặp vua, người ta mộng thấy mặt trời. Còn bếp thì chỉ để cho một người đứng nấu, ai đứng phía sau thì chẳng thấy lửa. Hiện nay, có phải là một người được bệ hạ hết sức tin yêu không? Vì vậy, thần mộng thấy bếp lửa rồi mới được diện kiến long nhan!”
Chẳng vạch tên Di Tử Hà, gã hề lùn vẫn biết đẩy cây vào bếp!

Thời nay, ánh sáng thiên triều có cả ngàn bếp lửa chung quanh. “Quyền tâm” Tập Cận Bình chỉ là lõi trống ở giữa. Thấy khách sốt ruột như trẻ đợi áo Tết, người viết bèn nói về danh đã.

Năm nay, Bắc Kinh tưng bừng khí thế ngoại giao. Giải phóng quân Trung Quốc tập trận chống khủng bố từ biên giới của dân Tajik với xứ Afghan, rồi vào tới đất Saudi Arabia. Tại xứ Syria dầu sôi lửa bỏng, một Đề đốc Bắc Kinh hiên ngang xuất hiện với lời hứa sẽ huấn luyện và yểm trợ chế độ độc tài Bashar al-Assad, coi lời hăm của Tổng thống Barack Obama như trẻ đùa trên cát. Còn đầu tư của Trung Quốc thì tràn ngập lục địa Châu Phi. Năm Thân, lần đầu tiên, đồng Nhân Dân Tệ được bưng vào rổ ngoại tệ quý tộc của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, na92m ngang tiền Mỹ tiền Âu, tiền Anh, tiền Nhật. Tới cuối năm thì Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte cao giọng chửi Obama và cúi đầu tới Bắc Kinh nói chuyện hợp tác….

“Phải có danh gì với núi sông!” của Nguyễn Công Trứ bèn được Tập Cận Bình mượn đỡ, tự dán lên ngực hai chữ “quyền tâm”, ta là quyền lực cốt lõi, như Hội nghị sáu thuộc Ban chấp hành Trung ương khóa 18 dõng dạc khẳng định vào cuối Tháng 10 sau khi nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của đảng là phát huy hình ảnh chói lọi của Trung Quốc ra toàn cầu.

Trong bốn năm qua, họ Tập đã thâu tóm quyền lực trong tay, từ an ninh đến kinh tế, quân đội và công an lẫn pháp chế nhà nước, để trở thành cái lõi tỏa sáng ra bốn phương. Quyền lực của ông được sánh ngang Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông. Vài tuần sau, vầng dương càng tỏa sáng tại Thượng đỉnh APEC ở xứ Peru. Tổng thống Tân cử Donald Trump vừa tuyên bố Hoa Kỳ từ bỏ Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thì Tập Cận Bình liền đề nghị giải pháp thay Mỹ: Hiệp ước Đối tác Toàn diện RCEP gồm 16 quốc gia - mà không có Hoa Kỳ.

Từ nay, trăm điều hãy cứ trông vào một ta! Còn Hoa Kỳ? – Xê ra chỗ khác!

Cả thế giới nói đến ánh sáng Trung Quốc, có sản lượng kinh tế hạng nhì với ý chí hạng nhất của lãnh tụ khiến vầng đông chiếu sáng dương gian. “Nhưng đấy chỉ là danh”, khách có vẻ bồn chồn gặng hỏi, “còn thực thì sao?” Về thực ư?

Nói tới sản lượng kinh tế, là sức sản xuất trong một năm, báo chí ngây ngô cứ xếp hạng Trung Quốc sau Hoa Kỳ. Nhưng sức sản xuất đó phải được đo đếm ở điều khác: tài sản tư nhân, là nguồn tài nguyên khả dụng cho các nhu cầu chi tiêu về xã hội và quân sự của nhà nước.

Từ năm 2000, Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ đã cân đo đong đếm lượng cái tài sản đó của các nước. Con số được công bố giữa năm 2016 cũng nên làm bàn dân thiên hạ nhìn lại.

Tài sản tư nhân hay private wealth của Hoa Kỳ được ước lượng là 84 ngàn tỷ Mỹ kim, còn của Trung Quốc, khoản tài sản đó chỉ bằng 23 ngàn 400 tỷ, kém Mỹ hơn 60 ngàn tỷ, hay 60 triệu triệu đồng bạc xanh! Chưa hết, đấy là con số tính đến giữa năm 2016. Nếu tính từ giữa năm 2015 thì khoản tài sản ấy còn giảm, ít nhất ngàn tỷ. Và so với toàn cầu, sự giàu có của Trung Quốc từ 9,5% cũng sụt, chỉ còn 9,1%.

Giới kinh tế đào sâu vào cái thực chỉ xác nhận điều báo chí hàng ngày vẫn loan tải: Trung Quốc bị nạn thất thoát tư bản hay tẩu tán tài sản, mà lại mắc nợ nhiều hơn. Trong khi đó, cũng từ giữa năm 2015 trở đi, tài sản tư nhân tại Mỹ tăng thêm một ngàn 700 tỷ đô la, dù ai ai cũng than là nước Mỹ kết thời. Sánh với toàn cầu, tài sản tư nhân của Hoa Kỳ ở khoảng một phần ba, của Trung Quốc là 9,1%.



Trong mấy thập niên, cả thế giới nghe nói đến sức quật cường của Trung Quốc. Quả là có: cuối năm 2000, tài sản tư nhân của Trung Quốc là bốn ngàn 600 tỷ Mỹ kim, bằng 4% của toàn cầu, so với 42 ngàn 300 tỷ của Mỹ, bằng 36,2% của thiên hạ, sau đấy Trung Quốc làm giàu nhanh hơn Mỹ, với tỷ phần có tăng, của Hoa Kỳ lại giảm. Nhưng kể từ sáu năm nay, Hoa Kỳ bắt kịp tốc độ và lặng lẽ vượt qua trong ba năm liền. Trong cõi danh và thực thì cũng có sự chuyển dịch và từ ba năm nay người ta bắt đầu công nhận rằng đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc hết là rồng cọp như trước.

Khách ngồi bên tí tách bánh mứt bỗng lại chuộng môn kinh tế: “Nếu tính gộp tài sản tư nhân với tài sản công quyền của Tầu thì sao?”

Thưa, kinh tế Trung Quốc có khu vực nhà nước, với các tập đoàn quốc doanh khổng lồ mà nước Mỹ không có. Như “đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước Trung Quốc có thể giàu hơn nhà nước Hoa Kỳ nhờ cái định nghĩa đó. Nhưng làm sao đo đếm cho ra cái lượng tài sản mơ hồ này?

Thí dụ như Ngân hàng Trung ương Mỹ thì ước tính tài sản tư nhân của Hoa Kỳ chỉ ở khoảng 74 ngàn 300 tỷ, thấp hơn con số của Ngân hàng Credit Suisse chừng 10 ngàn tỷ. Còn tài sản công quyền của Trung Quốc? Đấy là bí mật quốc phòng của đảng vì trong đó còn có khối nợ bằng núi Thái Sơn mà Bắc Kinh cố giấu như lấy thúng úp voi!

Nếu đếm theo thời gian thì tính tới giữa năm 2016, tài sản công quyền của Trung Quốc lên tới 19 ngàn tỷ, trong đó, giá đất cứ trồi sụt và có khi bặt kinh kỳ vì tùy theo bong bóng ở từng địa phương. Ngoài Credit Suisse, nhiều trung tâm nghiên cứu quốc tế cũng cố tìm cho ra con số thuần là tài sản trừ nợ, và ước lượng ở khoảng 27 ngàn tỷ, hay 27 ngàn 400 tỷ. Vẫn còn thua Mỹ đâu đó 47 ngàn tỷ đô la.

Những số liệu có vẻ trừu tượng ấy chỉ có giá trị cho giới chiến lược khi thẩm định thực lực của các cường quốc. Với người phàm, khách gật gù phán, “người ta chỉ cần nhớ là Trung Quốc có vẻ sinh động về kinh tế, như một bầy kiến thường xuyên bận rộn, mà chẳng có năng suất.”

Khách này hợp ý cô gia!

Nếu nhìn cho sát thì ta nên tự hỏi từng con kiến có thể khuân về bao nhiêu tài sản để tiêu thụ hoặc để dành cho mùa giá lạnh? Về kinh tế, đấy là khái niệm lợi tức thuần của từng người dân. Của dân Trung Quốc là 3.400 đô la một năm, của Hoa Kỳ là 42.600 đô la! Trời ạ….

Nếu cho rằng một đô la tại Hoa lục có sức mua cao hơn một đô la tại Hoa Kỳ, tính theo “tỷ giá mãi lực” PPP, thì người ta cũng phải rộng rãi tính thêm rằng Trung Quốc đang giải tỏa dần việc kiểm soát để nâng sức cạnh tranh. Chuyện ấy không hề có vì từ một chục năm nay, Bắc Kinh không giải phóng thị trường mà còn củng cố khu vực kinh tế quốc doanh kém năng suất, gây ô nhiễm và mắc nợ.

Sau khi lên lãnh đạo từ cuối năm 2012, Tập Cận Bình cũng nói đến yêu cầu chuyển hướng kinh tế theo quy luật thị trường, mà không nổi. Nội việc đóng cửa các tập đoàn kinh tế nhà nước bị vỡ nợ vì sản nhập chứ không hề sản xuất thì cũng phải bố trí lại gần hai triệu việc làm dư dôi. Và doanh nghiệp nhà nước lại còn được họ Tập đòi tuyển thêm bộ đội phục viên, là lính tráng bị cho về hưu khi bậc “quyền tâm” muốn tinh giản bộ máy quốc phòng. Một lý do quan trọng không kém là hệ thống quốc doanh này lại là những bếp lửa.

Khách ngồi sát máy gõ, bắt đầu thấy đề tài hấp dẫn chi lạ!

Từ Ủy viên Bộ Chính trị trở xuống, các đảng viên từ bậc lãnh đạo đến giới cao cấp đều có thân tộc và quyền lợi gắn bó với tập đoàn kinh tế nhà nước tại trung ương và ngần ấy địa phương. Mạng lưới cấu kết của “chế độ tư bản thân tộc với màu sắc Trung Hoa” là dàn đầu bếp đang che khuất ánh sáng mặt trời của “quyền tâm” Tập Cận Bình. Việc cải cách không thể thành hình trong khung cảnh đó và viễn ảnh qua mặt Hoa Kỳ trong tương lai chỉ là giấc mơ. Trước mắt là ác mộng.

Đấy là lúc Hoa Kỳ lại vừa bầu lên một con diều hâu, chòm chõm nhìn vào Trung Quốc như cú dòm nhà ma. Khi Tổng thống Tân cử Donald Trump đàm thoại với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan - được dân bầu lên một cách dân chủ - ông ta đi ngược quy luật bất thành văn của các Tổng thống Mỹ từ khi Hoa Kỳ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc để ôm lấy Trung Cộng năm 1979!

Nhiều nước Đông Á cứ sợ Hoa Kỳ thu vén phương tiện và lui về giải quyết việc nhà mà để Á Châu xoay trở lấy với bài toán Trung Quốc. Thật ra, bài toán Trung Quốc là danh chẳng như thực, lại có quá nhiều đầu bếp đang bao vây thiên tử, cho nên bầy kiến ở dưới sẽ lại “sụt toang đê cũ” như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo cách nay 690 năm!

Chính Tập Cận Bình đã cảnh báo như vậy từ năm 2013 mà mấy ai thèm để ý?

Thấy người viết mượn lời Nguyễn Trãi mà phóng cú đà đao, khách bỗng phê như lân thấy pháo, mặt mày vênh váo tu luôn chai rượu ngon trên kệ! Nhằm nhò gì, người viết này bèn ôn tồn gõ tiếp….

Chiến thắng Kỷ Dậu, năm Quang Trung Đại Phá Quân Thanh

Năm Dậu mà không nhắc tới Quang Trung Nguyễn Huệ là chưa đủ lễ với Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu năm 1789 được nơi nơi ghi nhớ.

Trước “muôn chiến công, một chiến công dồn lại” là trận Đống Đa long trời lở đất, được Vũ Hoàng Chương ca tụng như vậy với “Bài Ca Bình Bắc”, thì Nguyễn Huệ đã lừng danh với các trận thủy chiến khi vào Gia Định, và khét tiếng với trận hỏa công năm 1786 khi từ Quy Nhơn ra đánh Phú Xuân đang bị quân Trịnh chiếm đóng. Người Việt chúng ta ai cũng có thể nhớ đến các kỳ tích quân sự ấy, nhưng ít ai thấy rằng sau Chiến Thắng Đống Đa vào Xuân Kỷ Dậu, Nguyễn Huệ còn đánh hỏa công vào tận… trong bếp của Càn Long.

Đó là Quang Trung Hoàng đế dùng mưu lược của Ngô Thì Nhậm mà mua chuộc Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An và Đại học sĩ rồi Thượng thư bộ Hộ là Hòa Thân.

Chưa rõ Phúc Khang An có là con riêng của Càn Long không, chứ lịch sử đã viết Hoà Thân là sủng thần, chuyên quyền và đệ nhất tham nhũng của triều Mãn Thanh, khi bị tử hình thì kho lẫm còn nhiều hơn tổng số thu của Triều Thanh trong 15 năm!.. Trị vì được 60 năm. Càn Long tự nghĩ mình là ánh sáng mặt trời mà không thấy hai cái bếp ở chung quanh là Phúc Khang An và Hòa Thân (có nơi dịch là Hòa Khôn).

Quang Trung bèn đánh hỏa công bằng cách châm củi vào bếp, khiến Càn Long bị hai kẻ làm bếp lung lạc mà buông luôn ý định phục thù. Trong lịch sử ngoại giao Hoa-Việt, ít khi nào lãnh đạo của ta lại tác động tới thượng tầng của quyền lực Trung Quốc như với Quang Trung sau biến cố Kỷ Dậu….
Đọc đến đây, khách thở hắt vào vô tận: “Ngày nay đầu bếp Tầu đang tỏa khói giữa hẻm Ba Đình!”

Chính vì vậy mà biết đâu Thân Dậu niên lai lại kiến thái bình, khi Cơn gió to trút sạch lá khô, Tổ kiến hổng sụt toang đê cũ…..
Nguyễn Xuân Nghĩa
Được tạo bởi Blogger.

Ads 468x60px

Followers

Featured Posts

Blog Archive

Blog Archive

Tuần Báo

Tuần Báo

RAO VẶT - Tìm Thợ

Pages

Unordered List

Hạng Mục Thương Mại

Restaurant

Sample Text

Tin Nổi Bật

Popular Posts

Recent Posts